Saturday, March 14, 2009

Cu Lao Pho (Bien Hoa)


Cầu Ghềnh dẫn vào cù lao Phố.






CÙ LAO PHỐ (BIÊN HÒA)
Hoàng Dũng Huệ

Là một hòn đảo phù sa nổi lên giữa sông Đồng Nai với hình dáng như một cái chuông, cù lao Phố
xưa có tên là Nông Nại đại phố, ngày nay là xã Hiệp Hoà, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Là
vùng đất địa linh nhân kiệt, cù lao Phố đang là đối tượng của các nhà nghiên cứu khảo cổ học về
những giá trị văn hoá lịch sử và du lịch sinh thái của Đồng Nai.
Cầu Ghềnh dẫn vào cù lao Phố.



Từ trong lịch sử
Cù lao Phố rộng 697ha
với dân số 2.400 hộ gia
đình nhưng lại đứng đầu
về "mật độ đình, chùa"
cao nhất Nam bộ, với 11
đình, chùa, 3 di tích lịch
sử văn hoá quốc gia và
quần thể mộ cổ hợp nhất.
Bậc tiền hiền Nguyễn
Hữu Cảnh đã chọn cù lao
Phố để thiết lập thủ đô
hành chính nhằm làm bản doanh mở mang bờ cõi phương Nam. Kể từ ngày khai phá 1698, cù lao
Phố trở thành thương cảng sầm uất của phương Nam giao thông với bên ngoài.






Cuối thế kỷ 18, cù lao Phố chịu phải cảnh chiến tranh tàn
phá giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Chính trong giai
đoạn này, một vị công chúa của chúa Nguyễn là Ngọc Anh
đã có dịp tạm lánh nạn tại một ngôi chùa cổ trong vùng là
chùa Đại Giác. Cảm nhận công đức của chùa nên năm 1802,
khi lên ngôi, vua Gia Long đã ban tặng chùa một pho tượng
Phật A Di Đà thật lớn bằng gỗ quý cùng một tấm hoành phi
sơn son thếp vàng khắc ba chữ Đại Giác tự treo tại chính
điện. Vua cũng cho xây lầu chuông, lầu trống, cho công binh
dùng voi bạch tượng giúp san nền, nện móng.
Về phần công chúa Ngọc Anh, theo ni sư trụ trì cho biết,
cũng đã cắn ngón tay dùng máu viết trên lụa tặng chùa đôi
câu đối bằng chữ Hán. Hiện nay, bút tích của công chúa vẫn
được trân trọng lưu giữ tại chùa. Câu đối như sau:





Sư cô Diệu Trí, trụ trì chùa Đại
Giác, đang cầm bút tích của công
chúa Ngọc Anh.







Ưng - Ngọc Anh công chúa mệnh đề - Biên Hoà,


Đại Giác cổ tự



Đại tha nguyên chính đạo, quán danh lợi vị phong trần bào
ảnh đáo đầu, vô đắc vô minh, chư bàn thị huyễn.
Giác ngộ hoá huyền cơ, chiếu tham sân si sắc tướng chân như, cứu cánh bất sinh bất diệt, ngũ
uẩn giai không.
Thiên vận Giáp Dần
Mạnh hạ kiết nhật
Đệ tử Lý Văn Lạc cung phụng.
Sư cô Diệu Trí, trụ trì chùa Đại
Giác, đang cầm bút tích của công
chúa Ngọc Anh.

Tượng Phật A Di Đà nơi chính điện,
dấu tích của vua Gia Long.




Tạm dịch:
Kính ghi – Công chúa Ngọc Anh – Đại Giác cổ tự đất Biên Hòa.
Làm người trong chính đạo, phải xem danh lợi như gió bụi, như bóng nưóc xoay vần, chẳng thấu
vô minh, tất cả chỉ là huyễn.
Tỏ ngộ được huyền cơ, soi rọi được tham sân si, sắc tướng của chân như rốt cuộc chẳng sanh
diệt, năm uẩn đểu là không.
Vận trời năm Giáp Dần,
Ngày tốt tháng đầu mùa hạ.
Nét sinh thài tràn đầy.




Điều gì được thông tin và lưu giữ lại nơi du khách sau khi
ghé thăm đất Đồng Nai? Đó là sự cảm nhận các giá trị thực
về tính cách lịch sử đặc thù, về văn hoá, phong cách sinh
hoạt hồn nhiên và về nét sinh thái đang tràn đầy trong thiên
nhiên... Đó là các làng nghề gốm thủ công cổ truyền chạy
dọc theo hai bờ sông Đồng Nai, các làng nghề mây tre lá,
hoa kiểng, bonsai, điêu khắc gỗ, làng đá Bửu Long, Bến
Gỗ... Đó là các làng bưởi Tân Triều, Vĩnh Cửu nổi tiếng. Đó
là các khu du lịch sinh thái như danh thắng Bửu Long, chùa
Bửu Phong, hồ Long Ẩn; hoặc các rừng sinh thái tự nhiên
như vườn quốc gia Cát Tiên.
Ngoài ra, còn phải kể đến hệ thống các cù lao trên sông
Đồng Nai cũng như các thác, hồ... trên khắp địa bàn tỉnh đến
nay vẫn còn giữ được các giá trị nguyên sơ như cù lao Tân
Vạn, cù lao Rùa, cù lao Ba Sang, cù lao Ông Cồn, hồ Sông
Mây, Bàu Sấu, Bàu Chim, rừng Bằng Lăng, đồi Hoa Thị, hồ
Trị An, cây gõ và cây thiên tuế 1.000 năm tuổi, rừng Sác, mộ
cổ Hàng Gòn Suối Giăng, thác Sông Nhạn, thác Bến Cự,
thác Trời, đảo Ó, đảo Đồng Trường, thác Xuân Mai, khu du
lịch thác Giang Điền. Bạn hãy thử một lần tìm đến...
Tấm hoành phi Đại Giác tự.
Tượng Phật A Di Đà nơi chính điện,
dấu tích của vua Gia Long.



Tấm hoành phi Đại Giác tự.

No comments:

Post a Comment