Wednesday, April 22, 2009

Luận án tiến sĩ

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM THÔNG TIN

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ



Số: 106/TĐTT-TTTT

V/v Thẩm định thông tin

đề tài nghiên cứu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2007

Kính gởi:

- Phòng Quản lý Khoa học
Sở Khoa học và Công nghệ

- TS. Nguyễn Thế Biên


Trung Tâm Thông Tin Khoa học và Công nghệ đã tiến hành thẩm định thông tin các tư liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu, điều tra, đánh giá ảnh hưởng do khai thác cát, đô thị hóa ven sông và giao thông thủy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kiến nghị khai thác quản lý” do “Viện khoa học thủy lợi miền nam” chủ trì và tiến sĩ Nguyễn Thế Biên là chủ nhiệm đề tài. Trong phạm vi các nguồn thông tin tiếp cận được, Trung Tâm Thông Tin có ý kiến như sau:

Ngoài các tài liệu đã nêu trong phiếu khảo sát thông tin, còn có các tài liệu, nghiên cứu liên quan đến từng khía cạnh của nội dung đề tài, cụ thể:

I. TRONG NƯỚC:

1. Đề tài nghiên cứu:

· Nghiên cứu, dự báo, phòng chống sạt lở bờ biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận). Phạm Huy Tiến, Nguyễn Văn Cư. 2001.

· Nghiên cứu dự báo phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Hoàng Văn Huây. 2003.

· Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các loại hình tai biến địa chất lãnh thổ Việt Nam và các giải pháp phòng tránh (giai đoạn II - các tỉnh miền núi phía Bắc) - Nghiên cứu đánh giá tai biến sạt lở bờ sông khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Phạm Tích Xuân. 2005.

· Ứng dụng tính năng chống sạt lở, xòi mòn của vetiver trong giao thông. Nguyễn Tấn Thành. 2005.

· Nghiên cứu sạt lở và giải pháp phòng chống sạt lở, bảo vệ các sông biên giới phía Bắc Việt Nam. Trần Đình Hợi. 2005.

· Dòng chảy cát bùn sông ngòi VN. Ngô Trọng Thuận. 1986.

· Quy trình khảo sát sự vận chuyển bùn cát bằng phương pháp chụp ảnh mặt đất. Nguyễn Đức Minh; Trần Lê Quang; Hoàng Lam Sơn; Nguyễn Thị Tính. 1990.

· Quy trình tính toán trường sóng khúc xạ và lượng vận chuyển bùn cát dọc bờ do sóng gây ra. Hoàng Xuân Nhuận; Nguyễn Xuân Dương. 1990.

· Quy trình xác định chế độ sóng khởi điểm để tính toán dòng ven và lượng vận chuyển bùn cát dọc bờ. Đỗ Thiều; Phạm Văn Vy; Đoàn Bộ. 1990.

· Sử dụng tư liệu viễn thám thành lập bản đồ cát di động ven biển. Nguyễn Đình Dương. 1990.

· Quy trình tính toán trường sóng khúc xạ và lượng vận chuyển bùn cát dọc bờ do sóng gây ra. Hoàng Xuân Nhuận; Nguyễn Xuân Dương. 1991.

· Nghiên cứu quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ đất cát biển và bãi bồi ven biển vùng Nam Trung bộ. Nguyễn Thức Thi. 1996.

· Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý và bảo vệ đất có mặt nước, bãi bồi ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng. Nguyễn Thị Thu Trang. 2006

· Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới (MIKE 21C) vào đánh giá, dự báo và phòng chống sạt lở bờ sông. Hoàng Văn Huân. 2006-2008.

2. Tổng luận:

· Quản lý khai thác cát sỏi trong tình hình mới. Trương Quang Ngọc. 2003.

· Làm gì để khai thác đủ cát cho nhu cầu xây dựng và hạn chế tối đa tình trạng sạt lở các bờ sông...? Phan Phùng Sanh. 2002.

· Công nghệ nạo vét, khai thác cát lòng sông và những vấn đề về môi trường. Vũ Chí Hiếu, Hà Quang Hải. 1998

· Khai thác cát bừa bãi - báo động về môi trường sinh thái: Đầu nguồn sông Sài gòn. - Sài Gòn Giải Phóng. Nguyễn Thành Danh. 30/07/97.

· Không được cấp phép khai thác cát trên sông Đồng Nai. P.Tr. - Sài Gòn giải phóng, 05/10/2001. P.Tr.

· Vẫn bất chấp lệnh cấm! : Nạn khai thác cát trên sông Đồng Nai. - Sài Gòn Giải Phóng, 16/11/2001. Linh An.

· Nạn khai thác cát trái phép vẫn tiếp diễn: Trên sông Sài Gòn - sông Đồng Nai. - Sài Gòn Giải Phóng, 09/06/2002. Quốc Tuấn.

3. Luận án:

· Mô hình dòng chảy một chiều và trên cát đáy ở sông đồng bằng. Luận án PTS KHKT / Phan Anh Tuấn. 1995.

· Đánh giá sự biến đổi môi trường địa chất dưới tác động các hoạt động kinh tế công trình hạ lưu sông Đồng Nai (Đoạn từ đập thủy điện Trị An đến mũi Nhà Bè). Luận án TS địa chất : 01.06.09 / Đậu Văn Ngọ. - Trường đại học Mỏ - Địa chất;H., 2001.

4. Sách:

· Xói lở bờ sông Cửu Long và giải pháp phòng tránh cho các khu vực trọng điểm. Lê Mạnh Hùng, Đinh Công Sản. 2002.

· Môi trường lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn. Lê Trình, Lê Quốc Hùng. 2004.

5. Bài báo:

· Điều kiện thủy văn bùn cát và ảnh hưởng của nó đến vấn đề xói bồi biến hình lòng sông Lại Giang tỉnh Bình Định. Lê Ngọc Bích. 2004.

· Quản lý khai thác cát sỏi trong tình hình mới. Trương Quang Ngọc. 7/2003
• Vài bài học từ công tác quản lý Cảng cá Cát Lở. Lâm Hồng Thanh. 12/2004.

· Vận chuyển bùn cát cục bộ ven biển và mũi tên cát ở các cửa sông miền Trung. Nguyễn Thanh Hoàn. 12/2001.

· Hiệu quả của dự án khai thác vùng đất cát khô hạn ở Bình Thuận. Trần Phước. 11/2003.

· Áp dụng tọa độ cong để giải bài toán hai chiều về chuyển tải bùn cát và diễn biến đáy trong đoạn sông cong. Nguyễn Kỳ Phùng. 9/2001.

· Khả năng ứng dụng mô hình sóng Wam và mô hình sóng ven bờ Swan để tính trường sóng ven bờ làm đầu vào cho bài toán tính dòng vận chuyển bùn cát. Trần Quang Tiến. 4/2002.

· Đề xuất phương pháp tính dòng vận chuyển bùn cát trên cơ sở cải tiến và kết hợp một số phương pháp thông dụng hiện nay. Trần Quang Tiến. 8/2003.

· Quan hệ giữa dòng bùn cát dọc bờ và hoạt động bồi xói bờ biển ở đới ven biển Bình Trị Thiên. Trần Hữu Tuyên. 7/2002.

· Mô hình toán học về sự vận chuyển bùn cát có tương tác với đáy lòng dẫn. Nguyễn Thế Hùng . 1999.

· Thí nghiệm xác định độ dốc đáy kênh không xói trên cát Quảng Trị. Quản Ngọc An. 1999.

· Sự tạo thành và ổn định cồn cát ven biển một số thí nghiệm bước đầu ở vùng cát Quảng Trị. Quản Ngọc An. 1999.

· Cân bằng vận chuyển bùn cát và bồi xói lòng sông hạ lưu Hòa Bình. Vũ Tất Uyên. 1999.

· Hành lang bảo vệ luồng đường thủy - nền tảng an toàn phương tiện và an sinh ven sông. Trương Quang Ngọc. 6/2004.

· Tăng cường quản lý khai thác khoáng sản lòng sông. Nguồn: infoterra.vn (XL theo Bộ TN&MT, 8/8/2007)

· Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác cát, sỏi và nạo vét kết hợp tận thu cát, sỏi lòng sông. 31/07/2002.

· Quyết định Ban hành Quy định về việc quản lý, cấp phép thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cập nhật bởi ttson. 18/06/2007

· Nhìn lại hoạt động khai thác mỏ cát bắc cầu đồng nai, tỉnh Đồng nai. Hà Quang Hải. 2004.

· Đà Nẵng: Quy hoạch quản lý, khai thác cát, sỏi sông trên địa bàn. Thảo Ly. 2006.

· Khai thác cát, sỏi lòng sông: Cần những hồi chuông báo động. Nguyễn Hồng Vi. 2006.

· Ngưng cấp phép khai thác cát trên sông Đồng Nai? Thái Thiện. 2004.

· Tp Hồ Chí Minh: Cát trên sông miền Đông, miền Tây đang bị vắt kiệt. Đỗ Uyên. 2003.

· Ngăn chặn nạn khai thác cát trên sông Đồng Nai. Nhân dân, 29/9/2004.

· Bị phạt hàng chục triệu đồng vì khai thác cát lậu. Trần Duy. 2006.

· Vấn nạn hút trộm cát trên sông Sài Gòn. Hoàng Dũng Huệ. 2007.

· Nhức nhối... “Cát tặc” trên sông Đồng Nai. Lê Văn Châu. 2007.

· Đồng Nai: Nạn khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai từng bước được ngăn chặn! Thanh Toàn. 2006.

· TP.HCM, Đồng Nai: Khai thác cát trái phép lộng hành trên sông Tắc. Lê Dụ An. 2006.

· Khai thác cát trái phép - điểm nhức nhối trong quản lý khai thác tài nguyên ở Nhơn Trạch. Kim Ngân. 2007.



Xin thông báo kết quả thẩm định của chúng tôi.

Trân trọng./.


Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT, ĐBTT.
KT. GIÁM ĐỐC

(Đã ký)



PGĐ. Lương Tú Sơn

Tuesday, April 21, 2009

NHỮNG CÔ GÁI CADDY




NHỮNG CÔ GÁI CADDY
Hoàng Dũng Huệ
Golf là loại hình thể thao dành co những người có thu nhập cao.
Hiện nay, sân golf không chỉ có ở thành phố Hồ Chí Minh mà còn phát triển sang các tỉnh Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, với quy mô từ đến 36 lỗ golf.
Từ nhu cầu này đã hình thành nên một nghề mới trong xã hội : nghề caddy (kéo gậy).
Tiêu chuẩn một caddy
Tiêu chuẩn để được vào nghề caddy là phải có vóc dáng dễ nhìn, có chiều cao nhất định (1,6m), có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học, giao tiếp được bằng tiếng Anh. Những phụ nữ được tuyển chọn vào nghề phải có làn da trắng, tướng sắc dễ coi, cử chỉ nhanh nhẹn, ăn nói hoạt bát, đặc biệt là miệng luôn phải nở nụ cười, thuộc nhanh tên khách để gây thiện cảm khi khách đến chơi golf lần thứ hai, thứ ba …
Tuy nhiên, nghề caddy lại cần sức khỏe, sức bền để theo phục vụ khách từ tour một (18 lỗ golf) đến tour hai (36 lỗ golf).
Thông thường, một caddy phải đi theo đàn, tay kéo xe đẩy gậy để phục vụ khách chơi golf. Trung bình một tour qua 18 lỗ golf, người nữ kéo gậy phải đi bộ từ 8-10km với những địa hình cao thấp khác nhau, trong thời gian khoảng 4 tiếng đồng hồ. Nếu đi đủ hai vòng tour (36 lỗ golf) thì thời gian tăng gấp đôi. Nữ caddy kéo theo túi gậy với trọng lượng vài chục ký chưa kể thực phẩm và đồ uống đóng hộp, rượu chai v.v…
Thân phận caddy
H.L.T. sinh năm 1981 , quê Cần Thơ vào nghề caddy được hai năm, đang theo học đại học ở thành phố cho biết "Caddy là cái nghề rất chông chênh. Tụi em kéo gậy là kéo cơm, kéo gạo, kéo tiền để đi học đó anh". M.T.T.T. sinh năm 1979, theo nghề caddy được 3 năm, quê ở Hưng Yên, cho biết : "Nghề cadddy phải biết nóng lạnh theo từng khách mới có tiền". Có nghĩa là phải biết "làm mát" khi khách đánh hỏng một đường golf.
Độc đáo hơn là H.T.L.D., một caddy nữ tỏ vẻ khá tự tin tiến gần đến tôi cười nói : "Đố anh, nghề caddy tụi em gióng nhau điểm gì? Đây là T.T., em D., nhỏ kia là T., ngồi dựa gốc cây là con N."
Giữa trưa hè nắng gắt, ngồi trên thảm cỏ xanh mênh mông, tôi quan sát bốn nữ caddy ngồi gần tôi và nhóm nữ caddy khác đang phục vụ khách đáng golf ở xa. Thật tình, tôi không thể nhận ra điểm gì là sự giống nhau mà các nữ caddy đang che đậy, giấu diếm ... Tất cả đều được mặc đồng phục, đầu đội nón, khăn che kín mặt. Tôi chào thua, H.T.L.D. cho tôi biết : “Đứa nào chân cũng to như voi, có bắp chuối như lực sĩ. Bàn tay đều nổi gân xanh...”
Công việc của lao động nữ caddy rất cực nhọc, thu nhập lại không cao. Bình quân 750.000đ/người/tháng. Nhiều caddy trẻ làm việc bán thời gian thường xem nghề này như một điểm dừng chân, chờ cơ hội “là bay”. Một việc làm đơn giản khi chưa có việc làm mới ổn định, phù hợp với trình độ chuyên môn. Khách chơi golf có nhiều hạng người, đa số là các doanh nghiệp nước ngoài, luôn luôn sôi động với lớp áo hội viên Câu lạc bộ Golf vài chục ngàn đô la. Do đó khách chơi golf thường có tâm lý mình là “Thượng đế” thuộc loại Vip cần được quan tâm, trân trọng phục vụ. Một thế giới riêng “cỏ xanh, cây mát, bất khả xâm phạm”.
Thời gian phục vụ cho khách chơi golf rất thất thường, không kể thứ bảy hay chủ nhật, trong giờ hay ngoài giờ, lễ hay Tết. Thông thường, các khách Đài Loan, Nhật Bản thích đánh golf vào giữa trưa trong thời tiết nóng bức, tâm lý họ thích tận hưởng các cảm giác tự nhiên “mát lạnh của cỏ xanh”. Các caddy nữ thường bị hành cả ngày. Có nhiều bữa khách chơi “cá độ” bị thua thì coi như phận caddy phải hứng chịu tất cả. Việc thường xuyên bị nghe “chửi thề”, “đụng nhầm” là việc rất bình thường... Các caddy phải biết tự kềm chế, nhẫn nhục, nếu phản ứng lại có khi bị mất việc. H.T.T.D., cho biết : “Tuần trước em bị một ông khách nước ngoài đánh quả banh golf từ khoảng cách 150m vào đầu, máu chảy ướt cả mặt, phải đi khâu 5 mũi. Dù biết ông khách không cố ý nhưng điều đáng buồn là ông khách không chú ý đến máu chảy mà đứng chống nạnh hỏi lớn: “Trái banh văng đâu rồi...?”
Thay lời kết
Golf đang là một môn thể thao bắt đầu phổ biến ở Việt Nam. Do đó, nghề kéo gậy cũng là một nghề kiếm sống lương thiện được xã hội thừa nhận như những nghề khác. Cái mà các caddy đang cần hiện tại là công khai việc sử dụng lao động nữ, hợp đồng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời gian thử việc ...
-------------------------------------------------------------------------------------
Nhung co gai CADDY
Hue Hoang Dung
Golf is a sport type of chess who have high incomes.
Currently, golf courses not only in Ho Chi Minh City but also development to the provinces of Lam Dong, Binh Duong, Dong Nai, scale from the 36 hole golf.
From this demand has formed a new professional society: professional caddy (pulling stick).
Criteria for a caddy
Standards for the profession must have a caddy vóc designs that have certain height (1.6 m), at the graduate secondary school, communication is in English. The women selected to the job must have white skin, the Ministry considered easy, fast nhẹn gestures, fluent, especially the mouth must always smiles bloom, under the name quickly cause customers to feel about when to golf second, third ...
However, professional caddy need health, long-winded to serve guests from a tour (18 holes golf) to tour two (36 hole golf).
Typically, a caddy to follow us, hand pulled trolley stick to serve golf customers. Average a tour through 18 holes golf, the women pull the stick to go from 8-10km terrain with high low difference in time about 4 hours. If you take enough tour two rounds (36 holes golf) the time doubled. Female drive caddy bag stick with weight up a few dozen not including food and canned beverages, wine bottles, etc. ...
Body parts caddy
H.L.T. born in 1981, Can Tho to his caddy career two years, are attending university in the city for "Caddy was a very anti-main job. Bags they drag is drag rice stick, rice drag, draw money to the school he. " M.T.T.T. born in 1979, according to professional caddy 3 years, home in Hung Yen, said: "Listening cadddy to know hot to cold by new customers have money." Mean that "cooling" when a spin on golf.
Uniquely than HTLD, a caddy that women seem quite confident in my smile almost to say: "by him, professional caddy bag same points they do? This is the TT, I D., T. other is small, seated based original tree is the N. "
Noon high noon in summer, sit on the carpet immense, I observed four female caddy sitting near me and other groups are female caddy service are in remote golf. Real situation, I can not get the points is the same that women are caddy disguise, hide diem ... All are wearing uniforms, the top hats, towels face mask. I offer none, H.T.L.D. tell me: "Take time also to foot as with, muscular bodybuilder as a banana. Hand in nearly all blue ... "
Of female workers caddy very hard, the income is not high. 750.000d/nguoi/thang average. Many young caddy work part-time job often see this as a stop, wait for the opportunity "is flying". A simple job until a new job stability, in accordance with professional qualification. Guests have many golf ranking people, most of them are foreign enterprises, always vibrant with layers of clothing Vienna Golf Club some ten thousand dollars. So guests are usually golf psychology is "God" kind of top should be interested, would serve. A world separate "green grass, trees cool, inviolable."
Time served for golf thất very often, not including Saturday or Sunday, in hours or overtime, or New Year celebration. Typically, guests Taiwan, like Japan đánh noon to golf in hot weather, they prefer psychological to enjoy the natural feeling "of the cool green grass." The caddy of women are usually all day. There are many meals guest players "in the" underdog is considered as caddy hứng must bear all. The often heard is "go the", "Do not make a mistake" is very normal ... The caddy must know dam, insulted, if you react when you have lost a job. HTTD, said: "Weeks before his child was a guest of the country outside the golf ball from about 150m to the first, the blood flow wet surface, take the nose ring 5. Although he knows not intentionally but the paradox is that he not pay attention to the blood flow that stands against nành big question: "In ball and then strike where ...?"
Instead of a
Golf is a sport popular beginning in Vietnam. Therefore, professional drag stick is also a living wage job opportunities are social recognition as the other job. Which the caddy is needed now is public use of female labor, contracts, social insurance, health insurance, time to try ...

THEO TIẾNG ĐÀN GONK’KA CỦA NGƯỜI CHƠRO LÝ LỊCH


THEO TIẾNG ĐÀN GONK’KA CỦA NGƯỜI CHƠRO LÝ LỊCH

Đồng Nai có hơn 50 ngàn người thuộc 30 thành phần dân tộc thiểu số chiếm 2,63% dân số toàn tỉnh.Có trên 50 già làng sống tập trung ở Tà Lài (Tân Phú) Bù Cháp (Nam Cát Tuên) Bình Sơn (Long Thành) La Ngà (Định Quán) Cây Gáo (Thống Nhất) Ba Buông (Xuân Lộc) ChơRo (Vĩnh Cửu).
Người ChơRo, Mạ, STiêng là 3 thành phần dân tộc bản địa ở Đồng Nai có bề dày về sự phát triển văn hóa dân gian đa dạng phong phú. Các gí trị văn hóa dân gian vẫn còn được lưu giữ trong cuộc sống lao động đời thường...
Những đốm lửa văn hóa truyền thống dân tộc của người ChơRo, Mạ, Stiêng ở thượng nguồn sông Đồng Nai vẫn được đốt sáng lên trong các dịp lễ hội. Cần được bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. ChơRo Lý Lịch là tên gọi tắt rất thân quen của người Kinh ở Đồng Nai. Gọi đúng nghĩa hành chính là người ChơRo ở ấp Lý Lịch xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai.
Cách Thành phố Hồ Chí Minh 86km về hướng Đông Bắc. Đây là một vùng đất có rừng nguyên sinh che phủ căn cứ địa cách mạng. Chiến khu Đ của miền Đông Nam Bộ. Đi theo quốc lộ 1 đến cây số 44 gặp ngã ba giao lộ Hố Nai 3 huyện Thống Nhất, rẽ trái đi thẳng một đường duy nhất đến địa phận xã Vĩnh An. Các bạn sẽ đi qua 2 cây cầu lịch sử chứng tích chiến tranh trong kháng chiến. Cầu cứng Mã Đà và cầu chiến khu Đ.
Đến Lâm trường Mã Đà đi qua hết các phân trường suối Rộp, suối Bà Cai, suối Cây Sung, suối Cái Nha, suối Bờ Hào, suối Trâu là đến Phú Lý, ChơRo Lý Lịch. Đường đi tốt, đất đỏ bazan nhiều sườn đồi dốc thuận tiện giao thông. Các giá trị về sinh thái môi trường được thể hiện ở cảnh quan rừng phòng hộ hai bên đường đi bao gồm rừng cây giá tỵ, rừng bạch đàn, rừng bằng lăng và rừng tạp, cây bụi thấp. Điều có tính chất thu hút và lưu giữ khách du lịch tham quan là đường đi đến nhà của già làng Năm Nổi ChơRo Lý Lịch. Do có ý thức bảo vệ rừng nên nhà của già làng nằm sâu bên trong rừng nguyên sinh, với đầy đủ hệ sinh thái rừng động thực vật. Có rừng gỗ qúy, gỏ cẩm, bằng lăng da lán, có khe đá sông suối ... đến đủ loại trái cây rừng tự nhiên, có những tên ngộ nghĩnh như : trái trường đỏ, trường vàng, trái gùi, xoài mút, dâu rừng, trái chây, trái gỏ ghẻ, trái vú bò, trái sấu, dâu, cóc, ổi, v.v...
Người ChơRo Lý Lịch vẫn còn ở nhà sàn, coi trọng cái nhà, cái cửa, cái bếp. Các hiện vật còn lưu giữ được là các loại nhạc cụ dân tộc khèn môi, khèn lúa, bộ cồng chiêng (6 cái). Đặc biệt là đàn tre MONK’LA là một loại nhạc cụlàm bằng ống lồ ô. Kích cỡ lớn nhỏ đủ loại. Với 6 sợi dây đàn được tước từ vỏ của đoạn lồ ô và được khẩu với 5 ngón tay điêu luyện cùng một lúc. Các âm thanh, tiết tấu, giai điệu rộn ràng, dồn dập như suối chảy nước reo, chim hót. Không khí vui như ngày hội, ngày mùa. Đàn tre MONK’LA còn là biểu tượng của tình yêu ,lòng chung thủy, cái khỏe cái đẹp của các chàng trai cô gái hò hẹn trong ngày lễ hội cúng Yang lúa (thần lúa). Già làng Năm Nổi cho biết ngày lễ hội hàng năm tổ chức vào một ngày tốt của tháng ba âm lịch, nghi thích gồm có một ché rượu, một con gà trống, một con heo, một mâm bánh dày, một mâm cơm lam (cơm nấu trong ống lồ ô) đêm đến đốt lửa văn hóa lễ hội múa cồng chiêng ở nhà già làng. Vào trong nhà già làng Năm Nổi các bạn sẽ thấy rất nhiều điều mới lạ, kỳ thú đến bất ngờ như các Huân chương của Đảng và nhà nước cấp cao trao tặng, bộ cồng chiêng, các bộ xương thú, rìu, gùi, chầy, cối, ná, gạt, dao côi, các loại khung bẩy thú, các lòng nuôi chim thú quý hiếm.
Độc đáo hơn còn có cái gối mu rùa, các loại giày da thú, các loại chăn, khăn, váy, túi, khố đều được dệt bằng hàng thổ cẩm đẹp màu sắc rực rỡ...
Cảnh quan chung quanh nhà của già làng là một sự tái tạo rất hiện thực về lịch sử truyền thống của dân tộc ChơRo thời kỳ còn du canh du cư đốt rừng phát rẫy, săn thú, trồng lúa bắp, chăn thả súc vật... từ nhà sàn, kho chứa lúa, các loại công cụ lao động, cái bếp, cái chuồng heo tất cả đều nguyên thủy không bị lai tạp văn hóa của người Kinh. Già làng Năm Nổi là người đứng đầu 77 hộ với 356 nhân khẩu mang nhiều cái họ, cái tên rất lạ với người Kinh.
Tính chất đoàn kết,. tự trị và giúp đỡ nhau trong cộng đồng được thể hiện rất rõ nét trong chương trình trợ vốn 327 (giữ rừng và trồng rừng) chuyển sang kinh tế định canh định cư, nâng cao đời sống văn hóa, vật chất ...
Những món quà nhỏ thủ công đẹp mắt chứa nhiều giá trị lao động công phu, tỉ mỉ, văn hóa dân gian của người ChơRo Lý Lịch sẽ được già làng tặng không bán cho các bạn trẻ nào yêu thích và biết trân trọng các giá trị văn hóa.
Kho tàng văn hóa dân gian, truyền thuyết về tình yêu, truyện kể, thơ ca về những dấu chân của các nàng tiên trên cát. Già làng Năm Nổi với tiếng đàn MONK’LA và các giá trị văn hóa dân gian của người Chơ Ro Lý Lịch đang chờ đón các bạn...
HOÀNG DŨNG HUỆ
------------------------------------------------------------------------------------------
BY DAN TIẾNG GONK'KA's CHORO Biographies

Dong Nai has more than 50 thousand people under 30 into the ethnic minorities account for 2.63% of the population over 50 tinh.Co whole village lives are in Ta Lai (Tan Phu) Approve Clearing (Tuan Nam Cat) Binh Son ( Long's) La Nga (Dinh Quan) from Rice (Thong Nhat) Its Ba (Xuan Loc) ChoRo (Vinh Cuu).
People ChoRo, MA, STieng of 3 components of ethnic groups in the Dong Nai of thickness on the development of cultural diversity is rich. What of the folk culture is still stored in the lives of workers often ...
The fire spots the traditional culture of ethnic ChoRo, MA, Stieng sources in upper Dong Nai River is still burning bright in the festival occasion. Should be preserved and developed the cultural nation. Biographies ChoRo is referred to very familiar of Economics in Dong Nai. Called the right of the people in Village ChoRo Biographies Ly Phu Vinh Cuu district, Dong Nai.
How Ho Chi Minh City about 86km northeast. This is a land with forest cover and the base revolution. A war zone of the South East. Take the Highway 1 km 44 having fork junction Ho Nai 3 Thong Nhat district, turn left go straight on a single part to Vinh An communes. You will pass 2 bridges history of the war of resistance. That has hard requirements and demand for the A.
Lam to school that has to go through all of the streams Rop, Ms. Cai springs, streams fig tree, the house springs, streams Coast Hao, buffalo springs is to Phu Ly, ChoRo Biographies. Way better, more expensive bazan hillside slopes convenient transportation. The value of ecological environment is reflected in the protection of forests on both sides to include forests price company, forest me out, with forest and forest that shrine, low dust tree. This nature has attracted and kept tourists visiting the road to the village's year Nổi ChoRo Biographies. Due to the awareness of protecting the forests of the village is located deep inside the forest and, with a full ecosystem of forest vegetation. There are forests of wood, wood cam, with skin lăng times, with slot river rock ... to all types of fruit natural forests, have fun names such as the left red, gold fields, left post, mango jam, raspberry, run left, left rough, being left breast, left sấu, strawberry, Cuc, ơi, etc. ..
Biographies ChoRo people still in the floor, valued the house, doors, the kitchen. The objects are stored are all kinds of musical instruments compliment each nation, praise rice, Ministry of Public chieng (6 a). Especially out MONK'LA bamboo is a type of music with culam tube lồ cells. Large and small sizes all types. With 6 fibers tước wires from the shell of the box and lồ khẩu 5 fingers with the training at once. The sound, more boats, rộn that tone, put dập as streams flowing water ring, cheeper. Air as festival fun, the season. Dan MONK'LA bamboo are symbols of love, the common water, the healthy beauty of the girl he left in Health in festivals and Yang rice (the rice). Village Nổi year for festivals held each year on a good day of lunar March, and like to include an alcohol, an empty chicken, a pig, a thick cake tray, a tray of rice, as ( rice cooking in the tube lồ) night to enkindle cultural festival of dance chieng in the village. In the village where the year you will see many new things, to the animal suddenly as Huan chapter of the Party and state senior giving, Ministry of Public chieng, the bones of animals, hack, send, run , Yes, Na, gắt, knives available, the seven types of animals, the breeding birds of rare animals.
Uniquely, there is more than a pillow mu turtles, all kinds of animal skin shoes, all kinds of blankets, towels, skirts, bags and dry are weaving brocade products with beautiful vibrant colors ...
Landscape around the village by a very re-create the history of traditional ethnic ChoRo period residual du cultivation of forest area burned ray, happy animals, planting rice corn, livestock animals released .. . from the floor, storage of rice, all kinds of tools work, the kitchen, the piggery all original hybrid is not that culture of the glass. In Nổi village heads are 77 households with 356 demographic with what they, the name is with glass.
Nature unite. and self-help in the community are very clear in the capital for 327 (keep the forest growing and forest) to switch to the cultivation economic settlement, improving cultural life, physical ...
The small gift crafts beautifully contain multiple values elaborately workers, double, popular culture's ChoRo Biographies village will not sell to donate your time and enjoy the respect of values culture.
Storehouse of folk culture, legend of love, including stories, poetry on the track of her on the sand. In village with Nổi đàn tiếng MONK'LA and cultural values of the people of Ro Biographies are waiting to welcome you ...
HOANG DUNG HUỆ

NHỮNG “SÁT THỦ” MÔI TRƯỜNG




NHỮNG “SÁT THỦ” MÔI TRƯỜNG

Bài và ảnh : Hoàng Dũng Huệ

Có trên 50 loại côn trùng tại Việt Nam hiện đang là đối tượng săn bắt để cung cấp cho giới kinh doanh chế tác thành những sản phẩm mỹ nghệ phục vụ cho khách du lịch nước ngoài. Nhưng mối nguy cơ lớn là thương lái đã chọn lọc các loài đặc biệt quý hiếm (thậm chí cung cấp cho người săn bắt luôn cả hình ảnh chính xác) để đặt hàng, hoặc đơn lẻ hoặc theo bộ, với giá tính bằng ... đô la .

Càng hiếm càng đắt giá

Hiện nay, nhu cầu về các loại sản phẩm mỹ nghệ như móc chìa khóa, đồ chặn giấy ... bằng nhựa trong suốt bên trong có ép các loại côn trùng (bướm, bọ cánh cứng, bò cạp, rết ...) của các khách du lịch ở TP.HCM ngày càng tăng. Các bộ sưu tập thủ công mỹ nghệ côn trùng Việt Nam đang là những sản phẩm mỹ nghệ hái ra tiền và gây sự chú ý do quý hiếm và do phong phú về các chủng loại. Các bộ sưu tập côn trùng theo Họ đang là một sản phẩm hàng hóa mỹ nghệ cao cấp được các sinh viên nước ngoài đặt mua tại TP.HCM để phục vụ cho bộ môn sinh vật.

Bị săn đuổi đặc biệt là các nhóm, họ côn trùng có nguy cơ tuyệt chủng, có tên trong sách đỏ, được bảo vệ. Trong đó có những loại quý hiếm như côn trùng có cánh được đặt mua theo hình ảnh với giá từ 200 – 300 USD, với yêu cầu phải giữ được nguyên vẹn tứ chi, cánh, râu. Các bộ sưu tập được đổ khu6n nhựa trong suốt, tạo thành các mẫu lẻ hoặc theo bộ như ong, kiến, bướm, chuồn chuồn, rết, bọ cạp. cánh cam... Đây là một tín hiệu báo động cho sự mất cân bằng sinh thái trong môi trường thiên nhiên. Đặc biệt là các loại côn trùng cần thiết và có ích cho nông dân, ruộng vườn ...

Theo chân đội quân săn bắt ...

Trong vai sinh viên nghèo ở tỉnh lên thành phố ăn học, muốn kiếm thêm tiền, người viết may mắn được một chú tốt bụng tuổi đời khoảng lục tuần giúp nhập “băng”. Từ 19g30, đội quân săn bắt côn trùng đã tập trung ở ngã ba Cát Lái, Q.2, TP.HCM để quá giang xe khách liên tỉnh đi về các tỉnh miền Trung, Bắc. Có đội quá giang xe Lâm Đồng với các điểm dừng là các đèo Chuối, đèo Mẹ Bồng Con. Riêng hai chú cháu xuống xe ở điểm dừng đầu tiên là đèo Cù Mông. Rồi kế tiếp bắt xe khách đi luôn ra các đèo Rọ Tượng, Hải Vân. Thấy tôi nhiệt tình không ngại mưa gió sương lạnh, ông chú mới vui vẻ rút túi ra hai tấm ảnh khổ 10cm x 15cm và thân tình cho biết : “Chú em có đợi đến mòn con mắt cũng khó thấy được loài bướm cánh kim chân liền hoặc lại bướm rừng đuôi trái đào này đâu. Thần tài của mình đó. Bắt được là kiếm ít nhất vài trăm đô”.

Từ lâu, đã hình thành cả một đội quân chuyên nghiệp lao động tự do chuyên đi săn bắt về đêm trên các quốc lộ. Họ theo các hướng từ TP.HCM đi Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và dọc theo các tuyến quốc lộ 1A, 50, 51 và xa lộ Hà Nội. Số lượng người đi săn bắt gồm cả đàn ông, phụ nữ, trẻ em ngày càng tăng để cung cấp cho thương lái với giá thu mua côn trùng được tính bằng ký. Thời gian săn bắt từ 19 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau. Phương tiện của họ rất đơn giản bao gồm túi vợt, bao ni lông, găng tay ... Ngay tại TP.HCM, những địa điểm có nhiều côn trùng được chia thành từng lãnh địa riêng của các nhóm khác nhau. Thí dụ như đoạn từ Cầu Sài Gòn đến Cát Lái, Q.2 là cóc “cóc nhí Campuchia”, đoạn lâm viên Thủ Đức đến Vietnam Waterworld Q.9 là của “xóm nổi Q.2”...

Khi số lượng côn trùng ở các thành phố lớn và vành đai ngoại thành bị giảm sút, lập tức các đội quân săn bắt chuyên nghiệp, thường là các nhóm lao động đàn ông,mang theo cơm nước, quá giang xe đò, xe khách liên tỉnh đi đến những địa bàn xa để hoạt động. Địa điểm thường chọn nhất là các đèo Mẹ Bồng Con, đèo Bảo Lộc, đèo Cả, đèo Rù Rì, đèo Đại Lãnh và khu vực cầu Sắt trên Quốc lộ 14 Bình Phước –Kon Tum. Các loại côn trùng ở trên đèo thường đa dạng và to lớn, giá trị hơn hẳn so với côn trùng bắt ở thành phố. Phương tiện đánh bắt của đội quân này cũng được nâng cấp hơn với cả đèn pin, đèn sạc bình có độ sáng như soi cá, chích điện, lưới, mùng, ni lông, lồng chụp ...

Côn trùng bắt được phải còn nguyên vẹn ... và giao cho tư thương của các chợ đầu mối như Ngã sáu Công trường Dân chủ (cây xăng Quận 3), chợ Kim Biên (góc đường Gò Công, Q.5), khu chợ chim, chó (đường Hàm Nghi, Q.1). khu chợ hoa kiểng (đường Lê Thị Riêng, Q.1)

...đến chế tác

Tại các hộ gia đình trong hẻm sâu ở đường Lạc Long Quân, Lãnh Binh Thăng (Q.11), Hàm Tử (Q.5) từ lâu đã hình thành những cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ bằng cônt rùng với nguồn cung cấp được thu mua từ rừng Cát Tiên, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh và ngoại thành TP.HCM.

Do côn trùng là hàng sống nên việc vận chuyển cũng như chế tác phải hết sức nhanh chóng, khẩn trương. Công đoạn đầu tiên của việc chế tác côn trùng là gây ngạt và phân loại. Công đoạn thứ hai là dùng kẹp, kim ghim để tạo dáng. Với những bộ phận mỏng manh dễ gãy như cánh, râu, chân phải sử dụng keo cao cấp để dán dính kết hợp hóa chất. Công việc tưởng chừng không mấy khó khăn nhưng đòi hỏi người thợ phải hết sức khéo léo, nhẹ nhàng và tỉ mỉ. Công đoạn cuối cùng là đổ khuôn nhựa trong hoặc pha màu rồi xếp thành phẩm theo Bộ, theo Họ hoặc đơn lẻ.

Các loại côn trùng như kiến vàng lớn, bọ cáh cứng, bọ cạp được chế tác thành những chiếc nhẫn bằng nhựa màu ... Cánh cam, cánh quýt, bổ củi được tạo tành các đồ trang sức như mặt dây chuyền, lắc đeo tay, móc chìa khóa ... Côn trùng lớn có cánh như ong vò vẽ, ong bầu, bò cạp, bổ củi, ngựa trời, nhền nhện, dế ... được đổ khung nhựa trong suốt tạot hành các sản phẩm mỹ nghệ như đế chặn giấy, hộp cắm bút, lọ hoa, gạt tàn thuốc ...

Tại các shop mỹ nghệ trên đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, các hiệu sách, các đầu mới ở chợ Bình Tây, An Đông, Kim Biên đều bày bán công khai các bộ sưu tập này (kể cả bán sỉ). Sản phẩm mang tính chất văn phòng phẩm, không thương hiệu, không địa chỉ, không đăng ký kinh doanh...

Có thể thấy rõ đằng sau việc săn bắt những con côn trùng tưởng như bình thường này để phục vụ cho “ngành” chế tác hàng mỹ nghệ là nguy cơ phá hủy môi trường, làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên cho cuộc sống của chính chúng ta, cho con cháu chúng ta và cho hành tinh vốn đang mất dần màu xanh này. Mong sao cho những người kinh doanh mặt hàng tự phát không thuế này sớm ý thức được vấn đề và các nhà khoa học môi trường cùng các cơ quan quản lý Nhà nước sớm có giải pháp xử lý ngăn chặn kịp thời.

Box : Ông ĐINH VĂN TRỌNG, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương cho biết :

“Nghị định 32 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 30.3.2006 về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quy hiếm, Danh mục 2B, động vật rừng, có ghi rõ loài bướm bộ cánh vẩy gồm 4 loài :

- Loài bướm đuôi kiến răng nhọn.

- Loài bướm đuôi kiến răng tù.

- Loài bướm cánh kim chân liền.

- Loài bướm rừng đuôi trái đào.

Đây là 4 loài cực kỳ quý hiếm cần được bảo vệ”


--------------------------------------------------------------------------------------
The "sat thu" ENVIRONMENT

Article and photo: Hue Hoang Dung

There are over 50 types of insects in Vietnam is currently the object is ready to provide business processing work into the art products for travelers abroad. But the risk of large compensation was selected species particularly rare (even provide ready to start including exact image) to place your order, or individual or group, in a price .. . dollars.

As rare as pricing

Currently, demand for products such as art equipment keys, which block the ... plastic during the press all kinds of insects (butterflies, the elytron, scorpion, very ...) of tourists in Vietnam increased. Collections Handicrafts Vietnam insects are products of art and pick out a money-making by the rare and rich in the type. Collections by insects They are a product of high artistic level of the foreign students in order to HCMC for living subjects.

Hunt is especially groups, they are insects of great general, whose name in the red, are protected. Including the rare types such as insect wings have been ordered according to image from 200 to 300 USD, with the request must be kept intact for four, wings, vegetables. The collection is khu6n plastic flow throughout, creating patterns of individual or as ong, Comment, butterfly, chuon chuon, very, scorpion. wing cam ... This is an alarm signal for the lost ecological balance in the natural environment. Especially for insect necessary and useful for farmers, field garden ...

By foot army ready to ...

Few students in poor provinces to eat in the city, want to make more money, people fortunate to write a good stomach the age of about six weeks to help enter "tape." From 19g30, army ready to insects has concentrated in three Cat Lai, District 2, Ho Chi Minh City to the Coach giang province to other provinces of Central, North. Have the car too giang Lam Dong to stop Chuối are wearing, I wear Bong Son. Separate the two you alight at the first stop is wearing Cu Mong. Then next to Coach always go out wearing clearly Tuong, Hai Van. Seeing my enthusiasm is not afraid to cold dew wind rain, the owner happy new bag withdraw two photographs 10cm x 15cm suffering and divinity, said: "Note they wait to have worn the eyes are also difficult to see species of butterfly wings metal legs line or the butterfly forest extension where this peach. Mammon's it. Are to make at least a few hundred dollars. "

Long, has formed a professional army work freely available trips of the night on the national highway. They follow the directions from Vietnam to Tay Ninh, Binh Duong, Binh Phuoc and routes along the National Highway 1A, 50, 51 and route Hanoi. Quantity hunt to include men, women, children growing to provide compensation for the cost of buying insect calculated with. Time is available from 19 hours to 5 am the following day. Means of their very simple bags including tennis, where the hair, gloves ... At Ho Chi Minh City, the location has many insects are divided into each of the individual groups vary. For example, from Saigon Bridge to Cat Lai, District 2 is Cuc "Cuc nhí Cambodia", the forestry Germany to the Vienna Vietnam Waterworld Q.9 of "hamlet in District 2 ...

When the number of insects in the big cities and foreign ring to decrease Lose, immediately the army ready to professional, usually a group of labor men, bring rice water, too giang coach, Coach province to the remote area to work. Location is often chosen to wear the Mother Bong Son, Bao Loc wearing, wearing Both, RI RU wearing, endurable, and the area on the Iron Highway 14 Binh Phuoc-Kon Tum. The insect usually worn on the variety and great value than comparison with the insect is in the city. Means catching the army also be upgraded with the battery light, charging light to have a brightness as glass fish, injection site electrical, network, mùng, ni Long, Long chụp ...

Insects is also to be intact ... and from the commercial markets of the six Ngã as the Democratic field (gas plants District 3), Kim Bien Market (corner of Go, District 5), the market birds, dogs (Ham Nghi Street, District 1). Kieng flower markets (Le Thi Rieng, Q.1)

... to the work

In households in hẻm deep in Lac Long Quan Road, Lanh Binh Thang (Q.11), Ham Tu (Q.5) have long formed the basis to produce handicrafts using sources with rùng cont provide purchasing forest Cat Tien, Binh Duong, Binh Phuoc, Lam Dong, Dong Nai, Tay Ninh, Vietnam's and foreign.

Because insects are so living the transport and processing as well as to very quickly, urgently. First stages of the insect is on a break and sort. The second is to use kẹp, metal pin to create designs. With the fragile parts as easy Broken wings, vegetables, legs must use advanced glue stick to the chemical combination. Tasks they think they are not difficult but require workers to the extreme dexterity, gently and double. The final frame is of plastic or mixed in color and placement of the finished products, by them or individual.

The types of insects as big in gold, the hard cah, scorpion is in the ring into the plastic color ... Wings orange, tangerine fields, fagot created the character as jewelry pendant, worn hands shaking, key equipment ... Insect wings are as big wasp, he was elected, scorpion, fagot, horse heaven, nhện nhện, de ... measured during the plastic off of products such as fine art to block paper, pen box plugged, flowerpot, gắt cigarette butt ...

In the art shop on Dong Khoi, Nguyen Hue, the book, the first in Binh Tay Market, An Dong, Kim Bien are for sale to the public this collection (including wholesalers). Product of the nature, office products, not the brand name, not address, is not registered ...

Can clearly see behind ready to start the insect idea as usual to serve the "industry" of arts and goods are destroyed risk environment, the loss of ecological balance for the natural life and we, for our children and for the planet lost their capital in this blue. Look forward to the business of self and not tax this early awareness of the problem and the scientific environment in the State management solution soon have handled prevent timely.

Box: Mr. Dinh Van Trong, Vice Department FI Department of Binh Duong, said:

"Decree 32 of the Prime Minister signed on 30.3.2006 on the management of forest vegetation, forest animals rare risk level, List 2B, forest animals, which indicate the species of butterfly wings that includes 4 species:

- Kind of butterflies in the extension that nhộn.

- Kind of butterfly tail in that jail.

- Kind of butterfly wings metal leg line.

- Kind of forest extension butterfly peach.

4 This species is extremely rare to be protected "

Saturday, April 11, 2009

Phát điện từ chất thải chăn nuôi


Trong thời buổi xăng dầu lên giá, việc biến chất thải trong chăn nuôi thành nguyên liệu chạy máy phát điện là một sáng kiến đáng trân trọng. Đáng quý hơn, tác giả của sáng kiến này là một người nông dân ít học.

Đến thăm trang trại chăn nuôi heo của anh nông dân Nguyễn Văn Dục ở xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, với quy mô trên 1.000 con heo, chúng tôi hoàn toàn không phát hiện ra mùi hôi thối, và cảnh quan môi trường chung quanh sạch đẹp. Đó là nhờ ý tưởng sáng tạo của anh, sử dụng công nghệ biogas ống bê tông để khỏi làm ô nhiễm môi trường đồng thời làm lợi nhiều nguồn nhờ sử dụng khí sinh học để thắp sáng và chạy máy. Một giải pháp hữu ích cho ruộng vườn trang trại.

Từ ý thức về ô nhiễm môi trường

Nông dân Nguyễn Văn Dục

Một vấn nạn thường xuyên phải đối mặt với các trại chăn nuôi heo có quy mô lớn là tình trạng ô nhiễm không khí. Mùi hôi thối của phân, nước thải thường xuyên gây phiền hà, đe doạ sức khoẻ cho những người sống chung quanh khu vực chăn nuôi.

Anh nông dân Dục đã có ý thức chống lại sự ô nhiễm môi trường đó từ những năm 2003. Anh đã tự học hỏi thiết kế hệ thống ống bê tông, ống nhựa composite nhằm "khống chế" mùi và không cho khí bẩn thoát ra ngoài. Hệ thống ống thoát này được chôn sâu dưới đất theo phương châm chuồng trại thoáng ấm, chăm sóc và quản lý kỹ thuật tốt, môi trường sạch sẽ không hôi thối ruồi nhặng, luôn cải thiện đàn giống cho năng suất và chất lượng cao, ổn định nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

Từ năm 2003, anh Dục đã xử lý thành công việc ô nhiễm môi trường, trang trại heo sạch sẽ, thoáng mát... Anh đã tự học hỏi từ sách vở, thực tế tham quan. Bằng kinh nghiệm, anh đã thiết kế và xây dựng mô hình hầm biogas phủ bạt có nhiều ưu điểm như giá thành thấp, cho khí CH4 nhiều, chất lượng gas ổn định, áp suất điều hoà nên chạy máy rất tốt đặc biệt là khắc phục được tình trạng ô nhiễm không khí. Từ khi sử dụng khí biogas cho thắp sáng toàn trang trại, anh đã tiết kiệm được chi phí về điện và chất đốt rất nhiều.

Đôi lần thất bại...

Heo nái, nguồn cung cấp biogas

Tại trang trại của anh hiện có 3 động cơ dùng để kéo máy phát điện dùng cho sinh hoạt và máy nghiền thức ăn gia súc. Hiện tại trang trại heo có xây dựng một hầm biogas có sức chứa khoảng 15m3 và thông qua hệ thống nước thải của trại heo, khí gas được lọc tách hơi nước để qua hệ thống lưu trữ bằng túi nylon có dung tích khoảng 20m3. Cả hệ thống này xử lý được chất thải cho khoảng 100 con heo. Hệ thống ống dẫn gas được nối vào một động cơ để làm nhiên liệu vận hành, động cơ này được đấu nối trực tiếp vào một máy phát điện với công suất 10kW điện áp 220V dùng cho điện sinh hoạt gia đình, chăn nuôi như thắp sáng, chạy máy nghiền thức ăn gia súc, bơm nước, nấu ăn v.v... Với lượng khí biogas sinh ra trong hệ thống hầm chứa như trên, đủ để chạy một động cơ có công suất 10kW cung cấp được lượng điện tiêu dùng cho khoảng 4 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Động cơ chạy bằng khí biogas của anh được sử dụng từ một động cơ xăng của xe hơi, chỉ cải tạo lại bộ chế hoà khí để điều chỉnh lượng nhiên liệu cho phù hợp bằng một mạch điện tử điều khiển lượng nhiên liệu (tăng, giảm gas) tự động cho phù hợp với quá trình tăng tải hoặc giảm tải của động cơ. Một bình ắc quy dùng để khởi động động cơ, ống xả hãm thanh nhằm giảm tiếng ồn, bộ truyền tải từ động cơ đến máy phát điện 10kW và các thiết bị điều khiển khác. Anh Dục tâm sự: "Tôi đã thất bại trên năm lần khi sử dụng khí biogas để chạy máy phát điện. Lần đầu tiên tôi thất bại là gặp sự cố do bộ chế hoà khí mua từ các động cơ xe hơi cũ đủ loại về lắp ráp. Động cơ cái thì xăng, cái thì dầu v.v... vì không đồng bộ như vậy nên chạy một thời gian ngắn máy lại ngừng, phải nạp lại nhiều lần máy chạy rồi lại ngắt... Vừa hại bu gi vừa hao gas".

Mô hình hầm biogas

Một máy phát điện 10kW do anh chế tạo bao gồm thiết bị và công lắp đặt bảo hành 6 tháng có giá trị 14 triệu đồng. So với giá thành cùng loại trên thị trường, đây là một giá hấp dẫn, có sức cạnh tranh và dễ chuyển giao công nghệ biogas ống bê tông cho các trang trại chăn nuôi. Ngoài ra, máy phát điện của anh còn có nhiều cải tiến hơn so với các máy trên thị trường như có cần dịch chuyển, có tính cơ động, có thể thay thế các chức năng khác, dễ bảo trì, công suất máy đa dạng có thể kéo máy phát điện từ 2 - 2,5kW, 5kW, 10kW nhằm đáp ứng phù hợp với quy mô của từng hầm sinh khí biogas.

Khi được hỏi về lần thất bại thứ năm, anh cho biết: "Các máy xe hơi 4 thì chạy bằng xăng, dầu rất đa dạng, nhiều kiểu dáng, nhiều hãng khác nhau... Do đó khi "mày mò" lắp ráp xong, động cơ không đồng bộ nên không chịu "hợp tác" trong khi thị trường lại không có phụ kiện phù hợp. Thất bại nhiều lần, sau đó tôi nảy ra ý tự đo, vẽ và nhờ các cơ sở điện tử gia công riêng các bảng mạch điện tử của mình theo thiết kế kỹ thuật... sau đó lắp ráp đồng bộ máy mới chịu chạy".

Một mơ ước rất... đời thường

Máy phát điện

Anh Dục quê ở Quảng Ngãi, vào Đồng Nai từ 1980 lập nghiệp ở xã Giang Điền, sản xuất theo mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp trồng trọt năng suất cao. Anh đã được bình chọn là mô hình nông dân sản xuất giỏi năm 2007. Anh có 3 con, một con gái đã tốt nghiệp đại học Quản trị kinh doanh hiện đang làm việc tại TP. HCM, một con trai đang du học tại Úc, một con trai đang học phổ thông trung học và một mẹ già 83 tuổi đang sống chung với anh.

Hiện nay, anh Dục đang tham gia sinh hoạt tại Hội nông dân xã Giang Điền, Đồng Nai. Anh tâm sự: "Tôi có một ước muốn duy nhất là làm sao có đủ vốn để tiếp tục tìm tòi chế tạo ra hệ thống lọc khí biogas thành khí sạch không gây hại cho môi trường và sức khoẻ. Theo tôi biết trong biogas có chứa nhiều khí như CH4, H2S, CO, SO2, NO, O2, SO, H2... Đặc biệt, khí SO2 không màu và có mùi trứng thối, là loại khí rất độc. Tôi rất mong muốn các nhà khoa học đồng hành cùng ý tưởng giúp đỡ tôi".

Có một thực tế là hiện nay vẫn chưa có cơ sở nào để đánh giá độ bền và tính ổn định của những chiếc máy phát điện từ chạy bằng xăng sang khí biogas này như độ an toàn, quá trình đốt nhiên liệu có cháy hết hay không, các tạp chất trong khí có được lọc sạch hay không... Vì vậy, thiết nghĩ cần nên có sự đánh giá của các cơ quan chức năng, nếu xét thấy đạt yêu cầu kỹ thuật thì có thể hỗ trợ để nhân rộng mô hình này trong bà con nông dân.

Hoàng Dũng Huệ

Vấn nạn hút trộm cát trên sông Sài Gòn

Thời gian gần đây, nạn khai thác cát lậu trên sông Sài Gòn, Lòng Tàu, Đồng Nai đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, tạo nhiều hàm ếch làm sạt lở bờ và gây thay đổi dòng chảy... Hậu quả có liên quan gần đây nhất là khu vực bán đảo Thanh Đa với toàn bộ khu vực bờ trái dòng sông đã sụp đổ, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của...

Chính quyền địa phương đã cảnh báo treo bảng di dời, không đến gần khu vực nguy hiểm. UBND TP.HCM, rồi cả Thủ tướng Chính phủ đã ra lệnh cấm khai thác cát trái phép, nhưng tình trạng khai thác lậu vẫn không giảm. Đâu là giải pháp cho vấn đề này?

Theo dấu chân "sa tặc"

Những người dân ở xã Phú Hoà Đông (Củ Chi) đang từng ngày từng giờ đối mặt với "sa tặc" vì chỉ cần lơ là một chút là toàn bộ đất vườn, đất nhà sẽ sạt lở, nguy cơ trắng tay là chuyện có thật. Những chiếc vòi "bạch tuộc" có công suất lớn đã len lỏi thâm nhập vào từng ngõ ngách để bơm, hút cát, sẵn sàng rình rập để thọc ống bơm đến tận cửa nhà dân để lấy trộm cát. Đội quân khai thác cát lậu tung hoành nhiều nơi trên sông Sài Gòn, đoạn chảy qua xã Phú Mỹ Hưng, An Phú, Nhuận Đức.

Trước đây, "sa tặc" làm việc ban đêm, nhưng nay lại lộng hành ngang nhiên chuyển sang hút cả ban ngày với số lượng cả chục chiếc ghe, tàu với sức chứa 150m3. Đội quân này tập trung khai thác nhiều nhất ở đoạn Ấp Cỏ, xã Phú Hoà Đông. Những chiếc ghe, tàu trông rất cũ kỹ, nhiều chiếc không thấy biển số, hai bên mạn tàu cặp nhiều ống nhựa lớn. Cách bờ những 500 - 600 mét, các ống nhựa này được thả xuống sông bắt đầu sục hút cát hết công suất liên tục suốt 2 tiếng đồng hồ liền.

Việc chuyển cát được thực hiện một cách chuyên nghiệp. Khi cát đã đầy ghe lớn thì di chuyển đến các bãi cát để tập trung cho xà lan và gàu múc cát nằm ở đó không xa. Khi các cẩu lớn đã ngoạm hết cát thì ghe lớn lại tiếp tục trở lại dòng sông. Trong hơn 10 tiếng đồng hồ, chúng tôi đã đếm được có 5 ghe lớn cặp bãi. Nếu tính trung bình mỗi chiếc chuyển tải 100m3 cát thì mỗi ngày đã có khoảng 500m3 bị hút trộm. Đây là loại cát vàng tốt có giá 65.000/m3. Đội quân ghe tàu này thường mang biển số ở các tỉnh, tập trung về Phú Hoà Đông khai thác với quy mô lớn và rất chặt chẽ với hệ thống máy móc, xe tải vận chuyển...

Anh T.H.V., 53 tuổi, cư ngụ ở ấp Cỏ, xã Phú Hoà Đông, Củ Chi cho biết: "Gia đình tôi phải cắt cử người ra canh chừng các chiếc ghe hút cát, mỗi khi nghe tiếng máy nổ lớn là biết "nó" đã ở gần nhà mình. Cái vòi hút của nó rất mạnh có thể làm sập nhà cửa, sạt lở đất. Không để ý đám "sa tặc" này là sạt nghiệp, trắng tay và mất nhà ở như chơi".

Bùn cát chảy về đâu?

Các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ở nội thành TP.HCM đã di dời ra ngoại thành như Khu công nghiệp Tân Phú Trung - một khu công nghiệp mới của huyện Củ Chi. Đây là một vùng thấp, đất trũng không có chân, nền móng nên khi xây dựng rất cần cát bùn để làm nền móng. Chính nhu cầu này đã làm thay đổi đội quân sa tặc hút cát riêng lẻ. Họ đã tập trung về đây để đặt ống bơm hút cát từ sông, kênh đổ vào sân bãi doanh nghiệp. Chi phí được tính theo mét khối cho mỗi diện tích được hợp đồng. Khi nạn sa tặc làm cho cát tại xã Phú Hòa Đông cạn kiệt, các vòi "bạch tuộc" của sa tặc lại di chuyển sang xã Tân Phú Trung để tiếp tục khai thác...

Các địa bàn ven sông như cù lao Long Phước, quận 9, TP.HCM cũng chịu chung số phận. Nhiều xà lan, xáng cạp múc cát từ sông Đồng Nai và sông Vàm Tắc đem đi tiêu thụ với khối lượng hàng ngàn mét khối mỗi ngày. Nhiều vựa cát lại mọc lên ven hai tuyến sông để phục vụ việc tiêu thụ cát tại chỗ từ ghe xuồng cát mang lên.

Các giai đoạn khai thác cát lậu

Giai đoạn 1: Chủ cát làm hợp đồng với doanh nghiệp có nhu cầu san lấp mặt bằng ở khu công nghiệp Tân Phú Trung, Củ Chi. Thống nhất địa điểm, ngày giờ, đơn giá tiền theo mét khối.

Giai đoạn 2: Các ghe xuồng có công suất lớn tập trung. Các ống bơm lớn để sục bơm cát dưới sông, nhằm làm vỡ những mảng lớn đất nền cát (cát bùn) hoặc cát pha sét có lớp dính khi khô.

Giai đoạn 3: Lắp đặt các đường ống từ máy bơm của các ghe, xuồng bơm hút cát bằng các giá đỡ ống dẫn (dấu X) được nối vào nền đất của các doanh nghiệp.

Giai đoạn 4: Bơm nước sông vào nền móng, sau khi đã lấp đầy bùn sét, bùn cát, tạo sự kết dính cho nền móng.

Hoàng Dũng Huệ

"Uỷ ban Nhân dân TP.HCM và Thủ tướng Chính phủ đã ký nghị định 150 xử lý các vi phạm về khai thác các tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, do lực lượng quản lý của uỷ ban, công an các xã trên địa bàn ven sông Sài Gòn còn rất mỏng nên tình trạng lén lút khai thác cát lậu vẫn xảy ra. Mức xử phạt còn thấp, nhân dân những vùng bên bờ sông Sài Gòn bức xúc, phản ảnh là đúng. Cần thu giữ phương tiện, xử lý kịp thời mới mong ngăn chặn và chấm dứt dần nạn khai thác cát trái phép".

Ông Nguyễn Văn Ngà, trưởng Phòng quản lý tài nguyên nước và khoáng sản, Sở Tài nguyên - môi trường TP. HCM

Bài toán ngược



Các thành viên trong nhóm nghiên cứu
chế tạo thiết bị kiểm tra chất lượng cầu
(TS Nhi ở giữa).
ND - Bài toán thuận là một dự án đã được xét duyệt và cấp kinh phí từ khảo sát thiết kế, thi công xây dựng đến nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Nhưng bên cạnh đó, đôi khi cũng tồn tại bài toán... ngược, khi tại sao có những công trình mới đưa vào sử dụng lại sớm hư hỏng như bị nghiêng, nứt, lún, v.v.

Vì vậy, thẩm định chất lượng công trình để dự báo các thiệt hại về người và của từ các tai nạn có thể sắp xảy ra ở các công trình đang sử dụng, chính là công việc giải bài toán ngược này, bài toán "nhạy cảm" mà các bên liên quan trong xây dựng thường muốn né tránh, đùn đẩy khi xảy ra sự cố công trình.

Gặp TS Ngô Kiều Nhi ngoài đời, nhiều người không khỏi bất ngờ khi được biết người phụ nữ vóc dáng nhỏ bé có chất giọng rất trẻ và nhỏ nhẹ, lôi cuốn này là một giáo sư - tiến sĩ có uy tín trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy của Việt Nam, một Nhà giáo Nhân dân. Chị cũng là người phụ nữ thứ 25 nhận giải thưởng Kovalepskaia, giải thưởng dành cho nhà khoa học nữ xuất sắc.


TS Ngô Kiều Nhi.


Ngô Kiều Nhi là chị cả trong nhà, nên từ nhỏ đã phải gánh vác công việc gia đình thay cho cha mẹ bận công tác nhà nước. Mái trường Chu Văn An nổi tiếng của Hà Nội là nơi chị bước vào cấp 3, là nơi tiễn chị sang Liên Xô cũ học đại học. Tại Liên Xô cũ, với thành tích học tập xuất sắc, cô được chọn làm nghiên cứu sinh, 29 tuổi đã về nước với học vị tiến sĩ ngành động lực học và sức bền.

Ðất nước thống nhất, chị là một trong những giáo viên đầu tiên từ Ðại học Bách khoa Hà Nội vào Ðại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh nhận công tác. Vừa giảng dạy đại học, chị vừa có nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học (khoảng 25 đề tài khoa học) và xây dựng chương trình đào tạo cao học ngành chế tạo máy, ngành cơ khí kỹ thuật, dìu dắt nhiều nghiên cứu sinh trưởng thành. Với học hàm, học vị giáo sư - tiến sĩ chị liên tục giữ nhiều trọng trách tại Ðại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh và hiện là Trưởng phòng Thí nghiệm cơ học ứng dụng của trường.

Nhắc lại cuộc đời làm khoa học, chị tâm sự "34 tuổi, tôi mất đi người chồng thân yêu mới cưới nhau được một năm. Gọi là tuổi đời nhiều nhưng trường đời tôi còn ít lắm: đám cưới mới dự một lần, đám ma chưa bao giờ đi, chỉ lo học, học và học. Lúc đó tôi buồn, thấy sao mình bất hạnh, lúc nào cũng khóc dầm dề. Rồi một hôm, tôi đạp xe trên đường 3-2. Ðường vắng hoe, hai bên trống hoác không một bóng người. Tự nhiên tôi thấy một phụ nữ đi giữa lòng đường. Ðạp dấn lên tôi giật mình sửng sốt khi thấy phía trước chị ta là một đứa bé đang bò. Người đàn bà bị mù, chị ta cột một sợi dây vào gấu áo đứa bé, để nó bò đi đâu thì bước theo. Trời ơi, sao có những số phận còn khổ cực hơn mình đến vậy? Tôi chợt nghĩ, chỉ cách đây một thời gian ngắn thôi, mình vẫn thích mặc những chiếc áo mousseline mỏng, nền đen hoa đỏ, thích mỗi ngày thay một chiếc áo chất liệu sang,... Mình còn được thụ hưởng những điều kiện sống tốt, vẫn có nhu cầu ăn mặc, phấn đấu thi đua, đòi hỏi về danh dự... Nghĩa là chưa đến mức khổ cực, bi thảm... Vậy là tôi hết khóc.

Cuộc đời nhiều khi rẽ sang một hướng khác chỉ trong một khoảnh khắc...".

Nghĩ rồi chị lao vào công việc. Ngay trong bước đầu tiên, chị đãthành công trong công trình nghiên cứu Tự động hóa quá trình đo phục vụ kiểm định và theo dõi trạng thái cơ học một số loại cầu với thiết bị đo biến dạng 20 kênh bằng strain gage chế tạo trong nước, cảm biến đo độ vọng và dao động, thiết bị lập phần mềm phân tích đánh giá tình trạng cầu. Các thiết bị này đã được thử nghiệm đo một số cầu đạt các mục tiêu về xác định trạng thái biến dạng, đo dao động để từ đó đánh giá chất lượng và dự báo tuổi thọ của các cầu.

UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chính đã chọn đề tài, tài trợ cho chị thực hiện dự án thử nghiệm lắp đặt mạng tự động đo biến dạng và dao động của cầu Sài Gòn, do đây là nơi các loại phương tiện vận tải qua lại thường xuyên 24/24 giờ mỗi ngày, mở đầu cho chương trình kiểm tra những chiếc cầu nhạy cảm của thành phố. Cuộc kiểm tra này đã được thực hiện từ tháng 8-2006 và dự tính kết thúc vào tháng 8-2008.

Hiện nay Phòng Thí nghiệm cơ học ứng dụng của chị có năng lực thực hiện về một số lĩnh vực như: đo kiểm định cầu, đo rung sàn của các công trình xây dựng, đo chấn động do nổ mìn khai thác đá, đo và theo dõi chẩn đoán tình trạng của máy móc trong quá trình vận hành. Ðặc biệt máy cân bằng động STAR 01 là máy cân bằng động ngang, hệ cứng (kéo đai) thích hợp cho các đối tượng cân bằng có yêu cầu tốc độ và độ chính xác cao, vận hành đơn giản qua màn hình LCD và bàn phím. Sản phẩm này đang được các nhà thầu xây dựng đánh giá là "Bao Công" trong thẩm định xây dựng.

Chị tâm sự: "Tôi nghĩ rằng, bao nhiêu hào quang cũng không bằng thấy con mình hạnh phúc. Hạnh phúc lớn nhất của tôi hiện nay là ngoài thời gian ở trường, về nhà lo chăm sóc cháu ngoại, tạo điều kiện cho cha mẹ cháu được yên tâm đi du học nước ngoài. Chính cha mẹ, ông bà là người góp phần đào tạo thế hệ trẻ, và ảnh hưởng tốt đẹp của gia đình là nền tảng để hình thành nên tâm hồn những con người có ích cho xã hội".

HOÀNG DŨNG HUỆ

Gương mặt nhà khoa học: Nữ tiến sĩ “cá heo”




Sau nhiều lần liên lạc, chị đồng ý tiếp nhà báo tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (Bộ Quốc phòng). Điều không ngờ là chị, một sĩ quan quân đội cấp thượng tá, lại trẻ đẹp hơn nhiều so với tuổi đời. Chị chính là nhà khoa học nữ - tiến sĩ Nguyễn Thị Nga, phó giám đốc khoa học chi nhánh phía nam Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, người đã mang lại cho nông dân có thêm lựa chọn về kinh doanh cá trê vàng tam bội, đã sử dụng công nghệ hoá - sinh học để xử lý làm sạch cho nước biển ở Khu du lịch Suối Tiên. Và mới đây, chị được mệnh danh là "nữ tiến sĩ cá heo Việt Nam".

Lội ao “lên đời” cá trê vàng

TS Nguyễn Thị Nga

Chị cho biết, cá bình thường có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n), nếu đem đi sốc nhiệt (một kỹ thuật của công nghệ sinh học) thì sẽ có được bộ nhiễm sắc thể tam bội (3n). Cá tam bội sẽ có sức sống, tốc độ lớn nhanh hơn cá lưỡng bội. Hiện tại, ở thị trường đang nuôi thông dụng ba giống cá trê vàng, trê phi, trê lai. Ưu điểm của ba giống này là có chu kỳ nuôi ngắn, cá chịu ăn tạp nên cũng "nhẹ gánh" phần nào về nguồn thức ăn, và chất lượng thịt khá ngon. Nhưng ba giống này cũng có những hạn chế như chậm lớn, khả năng kháng chịu bệnh không cao. Cá trê vàng tam bội, bên cạnh những ưu điểm như ba giống cá trê kể trên, còn tránh được những hạn chế mà ba giống này mắc phải...

Cơ chế chung để "lên đời" cho cá trê vàng, phải nghe thì mới thấy không đơn giản. Phải mất gần ba năm, kế hoạch "lên đời" cá trê vàng mới hoàn tất. Chị nhớ lại: "Trong gần ba năm này, nhóm nghiên cứu hết vào phòng thí nghiệm lại ra... lội ao, nghiên cứu thử nghiệm việc ươm giống. Khi đã thành công được công đoạn này thì lại nghiên cứu tiếp bí quyết để ổn định quy trình sản xuất giống. Rồi khi đưa được cá trê vàng tam bội ra ao, thì lại tiếp tục theo dõi quá trình sinh sống của chúng".

Chị cho biết, trong cùng một điều kiện nuôi, thời gian nuôi (4 tháng) cá trê vàng thường thu hoạch được 27,66 tấn/hécta, còn cá trê vàng tam bội là 34,01 tấn/hécta. Tính ra năng suất cá trê vàng tam bội cao hơn cá trê vàng thường 7,35 tấn/hécta (khoảng 21,61%). Về chất lượng, mùi vị của thịt, xét ở góc độ cảm quan, cả hai giống cá trê vàng thường và cá trê vàng tam bội đều giống nhau. Tuy nhiên xét ở góc độ "cân, đong, đo, đếm" thì thịt của cá trê vàng tam bội có hàm lượng lipid, các acid amin thiết yếu (trừ methionine), acid béo thiết yếu... cao hơn so với cá trê vàng thường.

Bà con nông dân - những người trực tiếp nuôi thử giống cá mới nghiên cứu - đã kết luận rằng cá trê vàng tam bội nuôi "ngon" hơn cá trê vàng thường. Sau 4 tháng nuôi thử nghiệm giống cá trê tam bội, anh Trần Viết Huy, ở xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã cho nhận xét ngắn gọn: khả quan! Tính ra một ký cá trê vàng tam bội anh bán được từ 16.000 - 18.000 đồng, trong khi cá trê vàng thường chỉ bán được 9.000 - 10.000 đồng.

TS Nga và các chuyên gia Nga đang thuần dưỡng cá heo.

Anh Huy còn cho biết thêm, so với cá trê vàng thường, cá trê vàng tam bội lớn nhanh hơn, ít bệnh hơn..., và "đề nghị mấy anh, chị khoa học ở chỗ Việt - Nga tiếp tục cung cấp cho tui giống cá trê vàng tam bội này". Không chỉ có anh Huy, mà những hộ nông dân khác ở quận 12, quận 9, quận Thủ Đức... sau khi nuôi thử nghiệm bước đầu, cũng đều muốn được tiếp tục đầu tư mở rộng nuôi giống cá trê vàng tam bội của cô Nga!

Ra biển dụ cá heo

Năm 1976 tốt nghiệp đại học ngành sinh học, chị Nga học tiếp lên thạc sĩ rồi về giảng dạy tại Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Từ năm 1985 - 1989, chị làm nghiên cứu sinh và lấy học vị tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga, sau đó về công tác tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga.

Từ năm 1990 đến nay, chị đã dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu về cá heo, đã từng tham gia bắt cá heo ở biển Đông Việt Nam về thuần hoá, thích nghi chúng trong điều kiện bị nuôi. Đề tài của chị được Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM đánh giá xuất sắc, được hội đồng nghiệm thu đề nghị nâng cấp triển khai nghiên cứu ứng dụng cấp nhà nước. Công trình thuần hoá và huấn luyện cá heo Việt Nam của tiến sĩ Nga đã mở ra một khả năng mới: người Việt Nam giờ đây có thể dụ bắt, huấn luyện, nuôi dưỡng và dạy dỗ cá heo... biểu diễn xiếc.

Chị cho biết, đầu tiên công việc đưa đẩy chị đến với cá heo, nhưng sau đó các chú cá heo đã... mê hoặc chị. Chị say sưa kể về chuyến dụ bắt cá heo vào tháng 5.2002: "Cá heo có đặc tính thích đùa vui. Chúng tôi đã cho tàu chạy đua, đùa giỡn với chúng. Khi chúng hứng thú phóng lên khỏi mặt nước nhào lộn, thì chúng tôi néo vòng thít đuôi rồi quây bắt. Vì cá heo rất nhạy cảm nên các cộng sự của tôi phải nhảy xuống biển ôm ấp nói chuyện vỗ về chúng...".

Một trại nuôi cá trê phi vàng tam bộ

Đợt đó có tổng cộng 8 chú cá heo sa lưới, nhưng sau khi lựa chọn, các chuyên gia chỉ bắt một con duy nhất để thuần dưỡng - huấn luyện. Nghe thì dễ, nhưng công việc không đơn giản. Là chủ nhiệm đề tài, chị đã cùng các cộng sự người Nga và người Việt mất 5 tháng ròng rã với hơn chục chuyến lênh đênh trên biển Kiên Giang. Trước đó, họ đã mất một năm rưỡi để khảo sát biển Bình Thuận nhưng không có kết quả. Việc dụ bắt, thuần dưỡng - huấn luyện cá heo ở Việt Nam lần đầu tiên được thực hiện thành công là điều làm cho giới khoa học vô cùng phấn khởi.

Đoàn chuyên gia Việt, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nga, đã lênh đênh trên biển suốt 300 ngày để khảo sát về cá heo ở một số vùng biển Việt Nam. Công việc cực kỳ khó khăn và vất vả. Mãi đến đầu năm 2003, đoàn khảo sát mới dụ bắt được một cặp cá heo một đực, một cái tại vùng biển Kiên Giang. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển các chuyên gia nhận thấy con cái sức khoẻ không đảm bảo nên quyết định thả lại biển. Còn con đực được chuyển về lưu giữ, thuần hoá thích nghi trong bè tại đảo của Kiên Giang.

Chị cho biết, kết quả phân loại dựa theo hình thái đã xác định đây là cá heo loài Tursiops aduncus và được đặt tên là "Anh Hùng" (Anh là tên của một cán bộ nghiên cứu trẻ Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và Hùng là tên của viên thuyền trưởng giúp đoàn dụ bắt cá). "Anh Hùng" nặng 110kg, dài 1,95m và được khoảng hai tuổi rưỡi. Các chuyên gia đánh giá đây là con cá heo rất thông minh và tình cảm, thân thiện, đặc biệt thích nghi rất nhanh.

Chị Nga tâm sự: "Nhưng, dù làm gì đi nữa thì mình vẫn luôn tự chỉ đạo và hoàn thiện chính mình, luôn học hỏi và phải làm tốt công việc của người vợ, người mẹ. Là phụ nữ thì phải... "phụ nữ" mới được mọi người quý mến. Vinh quang đến mấy mà con cái không ngoan, gia đình không êm ấm thì cũng rất khổ. Cũng may là ông xã rất hiểu công việc của mình, hai đứa con đều học giỏi, đều đã tốt nghiệp đại học và đang học lên tiến sĩ. Sự lạc quan, yêu đời trong mọi tình huống không chỉ là đức tính của người làm khoa học mà còn là phẩm chất của người phụ nữ trong cuộc sống".

Hoàng Dũng Huệ

Tiến sĩ bánh tráng


In

ImageLâu nay, nghề bánh tráng vẫn làm theo lối thủ công nên năng suất thấp và chất lượng không đồng đều. Có một người đã mang công nghệ mới "tráng bánh và sấy khô tự động, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và an toàn vệ sinh thực phẩm" đánh thức các làng nghề, đưa bánh tráng trở thành một sản phẩm xuất khẩu... Ông là PGS.TS. Trần Doãn Sơn (trường ĐH Bách Khoa TP.HCM), người được mệnh danh là "tiến sĩ bánh tráng"...

Mở đầu gặp khó khăn

Năm 1999 các công ty chế biến lương thực thực phẩm không đủ bánh tráng để giao hàng xuất khẩu nên đã đi thu gom hàng ở các cơ sở tư nhân nhằm thực hiện đúng hợp đồng xuất khẩu đi các nước. Kết quả, toàn bộ số hàng bánh tráng xuất khẩu của Việt Nam từ Mỹ đã bị "trả về" do không đạt độ đồng nhất của sản phẩm, bánh tráng có độ dày mỏng khác nhau, phần lớn không đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm vì bánh tráng được làm khô bằng cách phơi nắng theo hướng sản xuất thủ công.

Từ hiện trạng trên, PGS.TS. Trần Doãn Sơn - chủ nhiệm bộ môn chế tạo máy khoa cơ khí, Đại học Bách khoa TP.HCM đã mạnh dạn đăng ký cụm công trình nghiên cứu đổi mới công nghệ và thiết bị chế biến lương thực thực phẩm và nông sản Việt Nam. Trong đó có công trình nghiên cứu đổi mới và phát triển công nghệ sản xuất bánh tráng xuất khẩu, với nguồn kinh phí đề tài từ Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM

PGS.TS. Trần Doãn Sơn cho biết: Tháng 9/1999, trước sự chứng kiến của lãnh đạo thành phố và nhiều sở, banh ngành... dây chuyền sản xuất bánh tráng xuất khẩu được chạy thử ở xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre, quận 11, TP.HCM. Kết quả, chỉ thành công ở máy tráng bánh còn máy sấy chưa thành công do chế độ nhiệt không đủ, vì thiếu kinh nghiệm về xử lý nhiệt nên bánh tráng chạy trên băng chuyền sản phẩm còn bị ướt.

Ngày đó, do thiết bị không có trên thị trường công nghệ mới nên phải hiệu chỉnh chế tạo nhiều lần, chạy thử nghiệm cùng thay đổi các bộ phận cho phù hợp. Hơn nữa kinh phí hạn hẹp, phải kiên trì nghiên cứu không nản lòng. Cuối cùng đến tháng 2.2001 mới hoàn thành chuyển giao công nghệ mới cho xí nghiệp hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chuyển giao công nghệ

Trước thời gian thực hiện “công trình 1999”, công nghệ sản xuất bánh tráng xuất khẩu làm hoàn toàn thủ công. Trong đó phải kể đến hai công đoạn quan trọng là tráng bánh và sấy khô bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngày đó bánh tráng chưa có bộ chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế, vì vậy, bánh tráng ra dạng tròn từng chiếc một của phương pháp thủ công.

PGS.TS. Doãn Sơn đã mô tả công trình nghiên cứu được triển khai. Cụ thể là thay đổi phương án thiết kế, bánh được tráng ra dạng tấm liên tục và được trải tự động lên trên phần tráng theo băng chuyền tự động. Vân bánh được tạo do quá trình in dập hình học của bánh trên vân phên trong quá trình sấy khô thay vì phải đem phơi nắng từng bánh một theo phương pháp thủ công. Quá trình sấy khô được thực hiện liên tục trên máy sấy sau khi bánh được tráng hấp và trải tự động lên trên phên. Băng tải với tay máy gắp chuyển phên tự động sẽ vận chuyển phên sấy vào thiết bị sấy một hoặc nhiều tầng tùy quy mô sản xuất bánh. Nhờ đó mà sản phẩm ra đời được đồng nhất, đúng kích cỡ, độ dày mỏng tùy yêu cầu khách hàng, hoàn toàn hợp tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và xuất khẩu.

Từ thành công này, dây chuyền công nghệ sản xuất bánh tráng xuất khẩu đã được hợp đồng chuyển giao cho các công ty lương thực ở TP.HCM, công ty dịch vụ sản xuất nông lâm nghiệp Thừa Thiên - Huế, hợp tác xã sản xuất bánh tráng Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), doanh nghiệp tư nhân Sông Trà ở thị trấn Trà Cú (Trà Vinh)...

Một điều đáng tự hào là dây chuyền công nghệ bánh tráng này đã được chuyển giao cho một doanh nghiệp Việt kiều ở San Jose - Mỹ (chuyển giao 7 máy hồi tháng 3/2002) và hiện đang hợp đồng tiếp tục chuyển giao 12 máy mới trong năm 2008.

PGS.TS. Doãn Sơn tâm sự: “Từ đó đến nay, dân làng nghề sản xuất bánh tráng đã truyền miệng và tự phong cho tôi là tiến sĩ bánh tráng. Ngẫm nghĩ cuộc đời làm khoa học có danh xưng dân gian như vậy cũng vui...”.

Tuesday, April 7, 2009

Vệ sinh theo bánh con tàu quay!

Ngành đường sắt Việt Nam hiện đang quản lý 2.600km đường ray, nhưng đều là khổ hẹp 1m, chỉ phù hợp với... đầu máy hơi nước và toa xe cỡ nhỏ thời Pháp!

Người dân phải hứng chịu “rác” hằng ngày trước sân nhà

Hiện nay, do nhu cầu vận tải và đổi mới kỹ thuật, hầu hết đầu máy kéo diesel đều sử dụng loại công suất lớn để kéo các toa tàu có khối lượng lớn. Trong khi đó, bề rộng đường ray thì hẹp nên giống như chàng lực sĩ khổng lồ đi trên đôi chân khẳng khiu suy dinh dưỡng. Đứng trên quan điểm bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị của các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua, ngành đường sắt vẫn còn một vấn đề chưa có giải pháp là hệ thống thoát cho chất thải từ hành khách đi tàu (rác, phân, nước tiểu, nước thải ăn uống) vẫn xả trực tiếp xuống đường ray từ mấy chục năm nay.

Đầu tư phần ngọn

Thử làm một phép nhân

Một đôi tàu SE1 bao gồm 13 toa xe và 2 toa hành lý, hàng.

Một toa xe chứa được 72 người vé ngồi cứng và 60 người vé nằm.

72 người x 13 toa = 936 người.

936 người x 2 đôi = 1.872 người.

Điều kiện sinh lý của đồng hồ sinh học con người trong thời gian từ 29 giờ - 36 giờ phải đi tiêu, tiểu tối thiểu đâu chỉ một lần. Chúng ta có thể hình dung số lượng chất thải rơi xuống đường ray nhiều như thế nào!

Hiện nay, tốc độ của các đôi tàu Bắc - Nam SE1 hành trình tốt nhất mới chỉ đạt từ 29 giờ và cao nhất 36 giờ. Các dịp lễ tết, ngành đường sắt đã tăng chuyến, kéo thêm nhiều toa xe phục vụ hành khách, nhưng vẫn với vận tốc trung bình 59,5 km/giờ - kém xa tốc độ xe hơi và cả tốc độ tàu khách trên sông.

Về kinh tế, giá vé xe lửa hiện tại cao gần bằng giá vé máy bay giá rẻ cùng tuyến, cao bằng tàu thuỷ cao tốc và cao hơn nhiều so với giá vé ô tô trong khi đi xe lửa phải mất nhiều thời gian hơn các phương tiện khác.

Về an toàn, do tốc độ đã tăng cận giới hạn nguy hiểm nên thời gian vừa qua đã xảy ra vài vụ lật tàu gây chết người, thiệt hại tài sản, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Tất cả các nguyên nhân đều tập trung ở vấn đề duy nhất: đường ray khổ hẹp chỉ có 1m. Biện pháp đang làm của ngành đường sắt là gia cố đường bằng tà vẹt bê tông cốt thép dự ứng lực để tăng tốc 120km/giờ, nhưng do chạy trên đường ray khổ 1m nên lạc hậu vẫn hoàn lạc hậu! Không thể tăng tốc thêm vì đã giới hạn của tốc độ gần kề nguy hiểm.

Phương án ngành đường sắt đưa ra là sẽ đầu tư 30,8 tỉ USD để làm mới toàn bộ mạng lưới đường sắt cao tốc hai chiều riêng biệt theo tiêu chuẩn đường lồng quốc tế. Sau khi mở rộng kỹ thuật đồng bộ sẽ xoá bỏ toàn bộ đường sắt 1m.

Người dân kêu cứu!

Người viết đã gọi điện, liên hệ xin gặp lãnh đạo ngành đường sắt để tìm câu trả lời chính thức, nhưng tất cả đều được trả lời “bận họp, đi công tác, hẹn dịp khác”. Các trưởng ga, trưởng trạm đều có chung nhận xét: “Vấn đề vệ sinh theo bánh con tàu quay là một vấn đề lớn, cấp vĩ mô. Chúng tôi không được phép trả lời!”.

Quá trình vận chuyển của 3 đội tàu SE Bắc - Nam và 11 đôi tàu tăng chuyến cho các dịp lễ tết đã góp phần gây ô nhiễm. Ở các địa phương dọc theo đường tàu, lâu ngày đã hình thành nên những bãi rác dọc theo đường ray. Thực tế, đã có những đoạn bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng mà hành khách trên xe lửa phải thoa dầu, bịt mũi vì mùi xú uế bốc lên như đoạn Gò Vấp, Sóng Thần, Thủ Đức, Dĩ An, Chợ Đồn, Cù Lao Phố, Bảo Chánh, sông Hinh v.v...

Qua một thời gian dài cũng không phân huỷ kịp, chất thải cũ chưa hết thì chất thải mới đã thải xuống. Mạng lưới nhà ở, các hộ gia đình sinh sống dọc theo các tuyến đường sắt đã từng là nạn nhân của tiếng ồn, bụi khói và nay còn có nguy cơ chịu ảnh hưởng của sự ô nhiễm không khí. Môi trường sống đang bị thu hẹp dần. Chị H.T.P.T, 30 tuổi, bức xúc tâm sự: “Gia đình tôi có 7 người sống ở phường Bửu Hoà, Biên Hoà - Đồng Nai hơn 30 năm nay. Chồng và các con tôi chịu tiếng ồn của đầu máy toa xe, thường xuyên thức giấc, giấc ngủ không yên. Bên cạnh đó còn gặp tình trạng phân rác vứt xuống sân nhà. Việc dọn vệ sinh mỗi khi tàu đi qua đã là việc rất thường xuyên của gia đình tôi từ nhiều năm nay!”.

“Khoá cửa buồng vệ sinh”

Ống thoát chất thải thẳng xuống đường tàu

Ngành đường sắt đã áp dụng giải pháp là khoá các buồng vệ sinh mỗi khi tàu đi ngang khu nội ô của các thị xã, thành phố. Thế nhưng, ngoài các “phạm vi” trên và khu vực ga đậu thì hành khách cứ tự do “xả” thoải mái.

Người viết đã cùng các bạn sinh viên nước ngoài thực hiện một tour du lịch ngắn ngày Sài Gòn - Phan Thiết bằng đường sắt. Khi đi ngang qua các khu vực có giao lộ của các ga Gò Vấp, Phú Nhuận, một anh bạn sinh viên người Pháp chỉ một hành khách Việt Nam từ trong buồng vệ sinh của toa xe bước ra, nói: “Chính các anh đã làm ô nhiễm môi trường”. Anh ta tỏ vẻ khó chịu như khám phá ra một điều gì rất “mới”.

Ai đã từng một lần đi bộ dọc theo đường sắt chắc hẳn sẽ có cảm giác như đang đi dọc theo một nhà vệ sinh lớn, lộ thiên. Ngành đường sắt Việt Nam nghĩ gì khi Nhà nước đang phát động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh xanh - sạch - đẹp?

Hoàng Dũng Huệ