Monday, February 14, 2011

VINALINES CHUYỂN ĐỘNG SÓNG ĐẠI DƯƠNG

Tổng giám đốc và ông Lê Quang Trung Trưởng ban quản lý và phát triển dịch vụ Logistics
Nhà báo và ông Nguyễn Cảnh Việt Tổng giám Đốc Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam




Góc thời sự Hoàng Dũng Huệ

VINALINES

CHUYỂN ĐỘNG SÓNG ĐẠI DƯƠNG

Năm 2010 là năm có những chuyển động lớn về tốc độ tăng trưởng kinh tế biển của Việt Nam. Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam là một đơn vị kinh tế được Thủ tướng Chính phủ đánh giá là hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đơn vị có năng lực cạnh tranh cao trong công tác khai thác cảng biển, vận tải biển thực hiện được các dự án đầu tư xây dựng cảng biển trọng điểm quốc gia. Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.

Những ngày đầu năm Tân Mão 2011, nhà báo đã xông đất Vinalines phỏng vấn nhanh ông Nguyễn Cảnh Việt, Thuyền trưởng Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.

* Ông nhận định gì về sự biến động trong kinh doanh, cạnh tranh thị trường cảng biển trong năm qua như thế nào ?

Ông Nguyễn Cảnh Việt : Năm 2010, bên cạnh thuận lợi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được duy trì, hàng hóa xuất nhập khẩu tăng, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như : việc tiếp cận, huy động vốn trung và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển đội tàu và cơ sở hạ tầng của Tổng Công ty thông qua kênh vay vốn thương mại gặp nhiều khó khăn; chi phí lao động, vật tư, nguyên, nhiên liệu, lãi vay tăng nhanh và khó dự báo xu hướng biến động; tỷ giá ngoại tệ so với đồng Việt Nam biến động tăng làm phát sinh các khoản chênh lệch tỷ giá trong các giao dịch thanh toán công nợ có gốc ngoại tệ. Năm 2010, thị trường vận tải biển thế giới bước đầu phục hồi nhưng kém bền vững. Chỉ số cước của tàu hàng kho BDI-6 tháng đầu năm tăng cao điểm lên đến 4.209 điểm vào cuối tháng 5/2010 rồi lại giảm xuống mức từ 2.000 – 3.000 điểm vào 6 tháng cuối năm. Giá cước cỡ tàu Capesize và Panamax có mức giảm nhanh và mạnh nhất do ảnh hưởng của hiện tượng dư thừa cung trọng tải, hiện đang dao động với mức 30.000 USD/ngày, các loại tàu Handysize hiện chỉ dao động quanh mức 10.000 – 13.000 USD/ngày. Giá cước tàu dầu tiếp tục giảm so với năm 2009, doanh thu không bù đắp đủ chi phí. Do hàng hóa vận chuyển trên các tuyến quốc tế khan hiếm, nhiều chủ tàu container phải đưa tàu về hoạt động trên tuyến nội địa, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt, tình trạng bất hợp lý về nguồn hàng kéo dài trong nhiều năm trên tuyến Bắc – Nam đã khiến chênh lệch giá cước hai chiều ngày càng lớn. Đối với hoạt động khai thác cảng, việc cấm xuất khẩu cát từ cuối năm 2009 đã làm sụt giảm đáng kể sản lượng thông qua của một số cảng trong năm 2010. Tại khu vực Hải Phòng, việc hình thành nhiều cảng và các kho bãi nhỏ trong khu vực làm cho thị trường hàng hóa bị phân chia, các cảng chủ yếu cạnh tranh bằng cách giảm giá. Tuy nhiên, do cơ cấu hàng hóa thay đổi theo hướng tích cực, tỷ trọng hàng hóa có giá trị cao như container, máy móc, thiết bị tăng nên mặc dù sản lượng hàng thông qua cảng giảm nhưng các chỉ tiêu về tài chính của các doanh nghiệp đều đạt kết quả khả quan so với năm 2009. Đối với hoạt động dịch vụ hàng hải, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt dưới tác động của việc thực hiện cam kết của Việt Nam trong lộ trình gia nhập WTO và do suy giảm kinh tế, những khó khăn về tài chính, đơn giá và khối lượng dịch vụ giảm do khách hàng có xu hướng tiết kiệm chi phí thuê ngoài.

* Những số liệu nào tiêu biểu cho năng lực cạnh tranh của Vinalines trong hoạt động dự án kinh doanh vận tải cảng biển theo ông ?

Ông Nguyễn Cảnh Việt : Tổng sản lượng vận tải biển ước đạt 37,1 triệu tấn (và 144 tỷ Tkm), tăng 9% (và 10%) so với thực hiện năm 2009, bằng 103% và (105%) kế hoạch năm 2010 ; Tổng sản lượng hàng thông qua cảng ước đạt 64,3 triệu tấn, bằng 91% so với thực hiện năm 2009, bằng 101% kế hoạch năm 2010 ; Tổng doanh thu ước đạt 20.934 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2009, bằng 103% kế hoạch năm 2010 ; Tổng lợi nhuận ước đạt 1.241 tỷ đồng, tăng 40% so với thực hiện năm 2009, bằng 129% kế hoạch năm 2010 ; Tổng nộp ngân sách ước đạt 1.190 tỷ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2009. Thực hiện quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu Vinashin, trong thời gian qua Tổng Công ty đã tiến hành công tác tiếp nhận về nguyên tắc một số doanh nghiệp, dự án được chuyển giao từ Tập đoàn Vinashin. Sau khi tiếp nhận, Tổng Công ty đã tập trung chỉ đạo thực hiện điều chỉnh quy hoạch, công năng và quy mô đầu tư đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho phù hợp (như dự án đầu tư cảng và khu dịch vụ hậu cần logistics, Nhà máy sửa chữa tàu biển Sông Hậu, Cà Mau, cảng Năm Căn, cảng tổng hợp Đình Vũ …), hỗ trợ các doanh nghiệp về nhân lực, kỹ thuật, nguồn vốn để sửa chữa tàu, trả lương cho người lao động, tiếp tục triển khai các dự án đóng mới đang thực hiện dở dang. Đặc biệt, một số doanh nghiệp vận tải biển thành viên Tổng Công ty đã nhận hỗ trợ công tác sửa chữa, khai thác một số tàu của Công ty Vinashinlines nhằm giúp đơn vị từng bước vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, do việc bàn giao chưa chính thức hoàn tất nên kết quả sản xuất kinh doanh trên chưa bao gồm kết quả thực hiện của các doanh nghiệp tiếp nhận từ Vinashin. Kết quả thực hiện năm 2010 đã giúp Tổng Công ty hoàn thành vượt mức toàn diện kế hoạch giai đoạn 5 năm 2006 – 2010 với mức tăng trưởng cao. Vốn nhà nước được bảo toàn và phát triển, các chỉ tiêu kế hoạch đều có mức tăng trưởng cao, đặc biệt là chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận, cụ thể như sau : Vốn nhà nước tại thời điểm 31/12/2010 ước đạt 8.180 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với thời điểm năm 2005; Sản lượng vận tải biển đạt mức tăng trưởng bình quân 11%/năm, năm 2010 đạt 37,1 triệu tấn, tăng gấp 2 lần so với thời điểm năm 2005; Sản lượng hàng thông qua cảng đạt mức tăng trưởng bình quân 12%/năm, năm 2010 đạt 64,3 triệu tấn, tăng gấp 1,7 lần so với thời điểm năm 2005; Doanh thu đạt mức tăng trưởng bình quân 17%/năm, năm 2010 đạt 20,9 ngàn tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với thời điểm năm 2005; Lợi nhuận đạt mức tăng trưởng bình quân 23%/năm, năm 2010 đạt 1.241 tỷ đồng, tăng gấp 1,8 lần so với thời điểm năm 2005; Số nộp ngân sách đạt mức tăng trưởng bình quân 17%/năm, năm 2010 đạt 1.190 tỷ đồng, tăng gấp 1,9 lần so với thời điểm năm 2005.

* Xin cảm ơn những thông tin của ông.

Box :

Vinalines đã nhận bàn giao 02 tàu đóng mới với tổng trọng tải 35.000 DWT (gồm 01 tàu 12.500 DWT và 01 tàu 22.500 DWT) và đang tiếp tục phối hợp với Tập đoàn Vinashin đẩy nhanh tiến độ đóng mới 05 tàu còn lại với tổng trọng tải 117.000 DWT, trong chương trình đóng mới 32 tàu biển tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Vinashin. Các dự án đầu tư đang được triển khai như: Dự án Cảng Cái Cui giai đoạn II (TP.Cần Thơ); Cảng Sài gòn – Hiệp Phước giai đoạn 1, Cảng quốc tế SP – PSA giai đoạn 1, Cảng quốc tế Cái Mép, Cảng container quốc tế Cảng Sài Gòn – SSA, Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam (Bà Rịa – Vũng Tàu); cảng Sơn Trà (Đà Nẵng); Bến tổng hợp container cảng Cam Ranh (Khánh Hòa); Bến 2, 3, 4 cảng Cái Lân, Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco – Vinalines (Quảng Ninh), Cảng tổng hợp Đình Vũ – bến số 6, Kho bải container Vinalines tại Hải Phòng …

==============================================================================

Striking Hoang Dung Hue angle

VINALINES
OCEAN SONG MOVEMENT

In 2010 was a year of major movements of the economic growth of Vietnam's sea. Corporation Vietnam Maritime is an economic unit is the Prime Minister is evaluating business activities effectively. Units with high competitiveness in the work of the port operators, shipping implement the investment project to build major national seaports. International transit port in Van Phong.
The New Year's Day 2011 crown, broke ground Vinalines journalist interviewed Mr. Nguyen Canh Vietnamese fast, Captain General Director of Vietnam Maritime Corporation.
* He said nothing about the variation in business, competitive market seaports in the past year like?
Mr. Nguyen Canh Vietnam: in 2010, next to favorable economic growth in Vietnam is maintained, increased import and export goods, the Corporation Vietnam Maritime continues to face many difficulties ways like the approach, mobilizing medium and long term to carry out investment projects to develop the fleet and infrastructure of the corporation for loans through commercial channels were difficult, labor costs activities, materials, raw materials, fuel, increasing interest and difficult to forecast trends, exchange rate against the Vietnam fluctuations give rise to the difference in rates of payment transactions liabilities denominated in foreign currencies. In 2010, maritime transport market world initially, but less sustainable recovery. Index of dry cargo freight BDI-6 months increased to peak at the end of January 4209 5 / 2010 and then declined from 2000 to 3000 points in the last 6 months. Rates Capesize and Panamax ships have the most rapid and strong decrease due to the phenomenon of excess supply tonnage, currently at $ 30,000 vibrations per day, the ship is only Handysize fluctuated from 10,000 to 13,000 USD / day. Oil prices continue to drop ship charges compared to 2009, revenue is not enough to cover costs. By goods transported on international routes scarce, many container ships to bring the ship to operate on domestic routes, leading to fierce competition. In particular, the status of the source of irrational over many years on the route north - south has made the two-dimensional difference in rates is widening. For operation port operation, the sand export ban in late 2009 had significant reduction of the output through a port in 2010. In the area of Hai Phong, the formation of many small ports and warehouses in the region makes commodities market is divided, the main port by reducing price competition. However, due to changing commodity structure positively, the proportion of high value goods such as container, machinery, equipment, although the output should increase through the port decreased, but the financial targets businesses are achieving positive results compared to 2009. For the activities of maritime services, competition is becoming more acute under the impact of the implementation of Vietnam's commitments in the roadmap for WTO accession and the economic decline, financial difficulties, single price and volume reduction due to Customer service tends to cost savings outsourcing.
* These figures do represent Vinalines competitiveness of the business operation of transport projects under his port?
Mr. Nguyen Canh Vietnamese: Total production of marine transport is estimated at 37.1 million tons (and 144 billion TKM), up 9% (and 10%) compared to 2009, and by 103% (105%) plan 2010, total production of goods through the port is estimated at 64.3 million tons, equal to 91% compared to 2009, with 101% of the plan in 2010, total revenue is estimated at 20,934 billion, up 16% implemented in 2009, with 103% of the plan in 2010; Total profit is estimated at 1241 billion, up 40% compared to 2009, with 129% of the plan in 2010; total budget is estimated at 1190 billion, 1% increase compared to 2009. Implement decisions of 926/QD-TTg on 06/18/2010 by the Prime Minister on the restructuring of Vinashin, in recent years the Company has conducted accepting in principle a number of enterprises, project was transferred from the Vinashin Group. Upon receipt, the Company has focused direction for the adjustment of planning and public investment and scale of construction projects in infrastructure to match (such as port investment projects and parks logistics logistics, ship repair plant in Hau River, Ca Mau and Nam Can port, the port of Dinh Vu general ...), support the business in terms of human, technical and capital resources to repair the ship, it wages for workers, continue to deploy building projects are performed. In particular, some companies shipping company members have received general support repair works, some operators of vessels to Vinashin Subsidiary Company assist units to gradually overcome the difficulties. However, since the handover have not formally done so business results do not include performance of enterprises receiving from Vinashin. Results of implementation in 2010 has helped corporations fulfill the comprehensive 5-year plan period from 2006 to 2010 with high growth rates. State capital is preserved and developed, the plan targets are high growth, especially criterion revenue and profits, as follows: Capital State Convention at 31/12/2010 reached 8180 billion, up 2.5 times compared to 2005; shipping output grew an average 11% per year, in 2010 reached 37.1 million tons, up more than 2 times compared to points in 2005; through the port output grew an average 12% per year, in 2010 reached 64.3 million tons, up 1.7 times compared to 2005; revenue growth average 17% per year, in 2010 reached 20.9 trillion, up more than 2 times compared to 2005; Profit growth average 23% per year, in 2010 reached 1,241 billion, an increase , 8 times compared to 2005; The budget grew an average 17% per year, in 2010 reached 1,190 billion, up 1.9 times compared to 2005.
* Thanks to his information.
Box:
Vinalines has handed over 02 new ships with total tonnage of 35,000 DWT (01 ships of 12,500 DWT and 22,500 DWT vessel 01) and continues to coordinate with Vinashin speed up building 05 ships with total tonnage Left load 117,000 DWT, the program of building 32 ships in the factories of Vinashin Group. The investment projects are underway such as Cai Cui Port Project Phase II (Can Tho), Saigon Port - Phase 1 Hiep Phuoc Port International SP - PSA Phase 1, The International Port Mep International Container Terminal Port of Saigon - SSA, ship repair factory Vinalines South (Ba Ria - Vung Tau), Son Tra Port (Danang), Ben synthetic container port of Cam Ranh (Khanh Hoa), Ben 2, 3, 4 Cai Lan port, ship repair factory Nosco - Vinalines (Quang Ninh), Dinh Vu general port - port number 6, storage container in Haiphong Vinalines ...

1 comment:

  1. Chào ông Nhà Báo, ông vẫn thường xuyên làm công việc của thế kỷ trước, không biết ông đã thấy mình già chưa về cách làm và suy nghĩ. Đừng vội giận nhé, trong cái tình của thằng bạn muốn nhắc ông cách thay đổi tư duy thôi mà, Bạn tốt thì mình cũng hãnh diện được làm Bạn cùng Bạn.

    ReplyDelete