Thursday, April 15, 2010

NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHÍP ĐIỆN TỬ (WAFER FAB) TẠI SAO KHÔNG?

Nhà máy sản xuất Panel mặt trời
Giám đốc sở KHCN TPHCM tham quan nhà máy


Ông Nguyễn Văn Thọ TGĐ Tổng côgn ty Công Nghiệp Sài Gòn
Nhà báo và ông Nguyễn Văn Thọ

Góc thời sự Hoàng Dũng Huệ

NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHÍP ĐIỆN TỬ
(WAFER FAB) TẠI SAO KHÔNG?


Ngày 23/02/2009 Theo công văn số 118 / CNS của ông Nguyễn Văn Thọ Tổng giám đốc công ty công nghiệp Sài Gòn xin ý kiến chỉ đạo việc đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Chip (Wafer Fab) tại Việt Nam. Gởi Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, Sở Công Thương Thành Phố Và Sở Kế Hoạch Đầu Tư. Tính đến nay đã hơn một năm nhưng vẫn chưa thấy sự chuyển động của dự án này. Nhà báo đã tìm gặp ông Nguyễn Văn Thọ. Phỏng vấn nhanh về nội dung của một dự án khoa học, mang tính chất đón đầu công nghệ, tạo ra được khoảng 2 tỷ USD vào năm 2012 nếu không nhập khẩu chip vì vậy phải được đầu tư đúng lúc, kịp thời. Các nhà khoa học đang quan tâm?

Nhà báo: Xin ông giới thiệu một vài nét về dự án xây dựng nhà máy sản xuất chip điện tử (Wafer Fab)?
Ông Nguyễn Văn Thọ:
Chíp điện tử (Còn gọi là IC hay vi mạch tích hợp) từ khi ra đời (năm 1958) đã có tốc độ phát triển cực nhanh do tính ứng dụng rộng rãi của nó. Từ những hệ thống tên lửa tối tân dùng trong an ninh quốc phòng, các máy móc dùng trong sản xuất công nghiệp hay y khoa, cho đến những thiết bị đơn giản sử dụng trong gia đình như xe hơi, ti vi, máy giặc, điện thoại… tất cả đều sử dụng những con chip điện tử như là bộ não và hệ thần kinh để nâng cao hiệu suất hoạt động và tạo ra những tính năng ngày càng ưu việt, thông minh hơn.
Ngành công nghiệp sản xuất chip trên toàn cầu ngày nay có doanh số khoảng 300 tỷ USD mỗi năm. Quá trình sản xuất chip điện tử được chia thành công đoạn chính: thiết kế (IV design), chế tạo (Wafer FAB), lắp ráp & kiểm tra (Asembly & Test). Trong đó, công đoạn chế tạo được xem là khâu trọng yếu và đầu tư tốn kém nhất. Tại Châu Á, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, là những cường quốc trong ngành công nghiệp vi mạch, mỗi quốc gia đang sở hữu từ 20 đến 30 nhà máy chế tạo vi mạch (gọi tắt là nhà máy FAB). Nếu nhìn trong khu vực Đông Nam Á thì chỉ có Singapore và Malaysia là có nhà máy FAB.
Mặc dù rất được sự quan tâm của chính phủ thông qua những chính sách hỗ trợ đặc biệt (như được thuê đất trong khu công nghệ cao với giá ưu đãi, chỉ nộp 10% thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi được miễn 4 năm và được giảm 50% cho 9 năm tiếp theo) nhưng ngành công nghiệp vi mạch Việt Nam trong những năm qua vẫn đang loay hoay ở giai đoạn phôi phai. Cả nước có khoảng trên dưới 10 công ty đang hoạt động với quy mô nhỏ từ 10 – 50 kỹ sư, chủ yếu năm 2006, Intel đã đầu tư 1 tỷ USD xây dựng nhà máy lắp ráp và kiểm tra chip điện tử tại Việt Nam, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2010.
Nhà báo: Để làm chủ được nền công nghiệp vi mạch, Việt Nam cần tiến hành những bước đầu tư nào?
Ông Nguyễn Văn Thọ:
Theo các chuyên gia trong ngành nhận định, người Việt Nam với những tố chất sẵn có, dễ dàng tiếp thu và phát triển nhanh chóng công nghệ thiết bị vi mạch. Tháng 12/2008, ICDREC (Trung tâm nghiên cứu đào tạo thiết kế vi mạch thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố thực hiện thành công con chip thương mại đầu tiên của Việt Nam mang mã số SG – 8V1, đáng dấu bước đi đầu tiên của ngành công nghiệp vi mạch Việt Nam còn non trẻ. “Khó khắn lớn nhất là Việt Nam hiện vẫn chưa có nhà máy sản xuất chip,chính vì thế con chip này được hoàn thiện thiết kế tại Việt Nam sau đó gửi ra nước ngoài sản xuất hàng loạt cũng như đóng gói”, thạc sẽ Ngô Đức Hoàng, chủ nhiệm dự án sản xuất chip thương mại SG – 8V1 cho biết.
Như vậy, để làm chủ được nền công nghiệp vi mạch, Việt Nam cần phải có nhà máy FAB. Sở hữu các nhà máy FAB là mục tiêu chiến lược được nhiều quốc gia theo đuổi. Để có được vị thế trong ngành công nghiệp vi mạch như ngày hôm nay, chính phủ một số quốc gia châu Á đã bắt đầu từ cách đây hàng chục năm với những chính sách hết sức ưu đãi (chẳng hạn, chính phủ Singapore đầu tư 40%, Trung Quốc đầu tư 80% vốn vào các dự án xây dựng nhà máy FAB) nhằm mục đích khuyến khích đầu tư và xây dựng nền tảng ban đầu. Những quốc gia đang làm chủ công nghệ sản xuất hiện đại nhất không để lọt ra ngoài (chính phủ Mỹ chỉ cho phép xuất khẩu công nghệ sản xuất chip điện tử tối đa 90nm, công nghệ mới nhất hiện đại là 32nm). Qua đó cho thấy việc làm chỉ ngành công nghiệp sản xuất vi mạch là vô cùng quan trọng, điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế mà còn liên quan đến việc thiết lập sự tự chủ trong đảm bảo an ninh quốc phòng của một quốc gia.
Đối với Việt Nam, việc xây dựng nhà máy FAB trong giai đoạn hiện nay sẽ giải quyết được một số vấn đề có ý nghĩa chiến lược như sau:
1. Tạo ra môi trường thực tế giúp Việt Nam phát triển nhanh đội ngũ nhân lực làm việc trong ngành công nghiệp vi mạch.
2. Thúc đẩy lĩnh vực thiết kế vi mạch phát triển, đây là một lĩnh vực có giá trị gia tăng rất cao, và sẽ không thể phát triển mạnh nếu không có những nhà máy FAB.
3. Giải quyết nhu cầu chíp điện tử hiện tại và trong thời gian tới của thị trường nội địa:
• Một số chip điện tử quan trọng sử dụng trong an ninh quốc phòng.
• Các chip dùng trong công nghiệp và thiết bị gia dụng.
• Chip điện tử sử dụng trong các loại thẻ thông minh: thẻ tín dụng, thẻ sim điện thoại, thẻ CMND, thẻ ra vào cơ quan, thẻ bảo hiểm y tế, bằng lái xe, thẻ hội viên,…
• Chip điện tử sử dụng trong hệ thống nhận dạng bằng sóng radio (RFID). Đây là công nghệ sẽ ứng dụng rộng rãi trong một vài năm tới để thay thế cho công nghệ mã vạch. Trên mỗi sản phẩm từ đơn giản như quần áo, giày dép hay nông sản đến phức tạp như máy móc thiết bị đều được gắn một con chip RFID để nhận dạng và quản lý xuyên suốt từ khâu sản xuất đến phân phối và tiêu dùng.
• Như vậy, việc sỡ hữu nhà máy FAB sẽ giúp cho Việt Nam hạn chế được dòng ngoại tệ chảy ra nước ngoài (để nhập khẩu chip, dự báo khoảng 2 tỷ USD vào năm 2012), đồng thời có thể chủ động tạo ra một số con chip quan trọng sử dụng trong hệ thống an ninh quốc phòng. Dự án cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành phụ trợ có liên quan, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế vi mạch và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao, đưa Việt Nam trở thành một mặc xích trong chuỗi cung ứng của ngành sản xuất cao nghệ cao thế giới.
THỊ TRƯỜNG CHIP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
• Nhu cầu tiêu thụ chíp điện tử tại thị trường Việt Nam sẽ đạt mức 2 tỷ USD vào năm 2012.
2006 2007 (e) 2008(f) 2009(f) 2010(f) 2011(f) 2012(f)
Nhịp cầu tiêu thụ chíp $544,1 $668,4 $850,0 $1.048,4 $1.288,8 $1.581,9 $1.948,3
Tốc độ tăng trưởng (%) 22,8% 27,2% 23,3% 22,9% 22,7% 23,3%
• Nhu cầu tiêu thụ phân theo từng lĩnh vực (Triệu USD)
2006 2007 2008(f) 2009(f) 2010(f) 2011(f) 2012(f)
Máy tính $265,3 $329,0 $413,0 $477,8 $558,8 $644,5 $775,2
Tốc độ tăng trưởng (%) 24,0% 25,5% 15,7% 17,0% 15,3% 20,3%
Điện tử dân dụng $165,8 $202,9 $266,0 $314,2 $390,1 $451,1 $522,1
Tốc độ tăng trưởng (%) 22,3% 31,1% 18,1% 24,2% 15,6% 15,7%
Viễn thông $99,6 $120,0 $150,0 $230,5 $308,2 $447,6 $603,5
Tốc độ tăng trưởng (%) 0,0% 0,0% 0,0% 71,5% 109,6% 53,4%
Công nghiệp (Y khoa) $8,9 $11,0 $14,0 $17,2 $21,1 $25,8 $31,6
Tốc độ tăng trưởng (%) 23,4% 27,7% 23,0% 22,5% 22,2% 22,7%
Tự động hóa $4,4 $5,5 $7,0 $8,6 $10,5 $12,9 $15,8
Tốc độ tăng trưởng (%) 23,4% 27,7% 23,0% 22,5% 22,2% 22,7%
Tổng cộng $544,1 $668,4 $850,0 $1.048,4 $1.288,8 $1.581,9 $1.948,3
Tốc độ tăng trưởng (%) 23,4% 27,7% 23,0% 22,5% 22,2% 22,7%

Bức tranh ngành công nghệ vi mạch tại Châu Á
• Ngày 28/02/2006, Intel nhận giấy phép đầu tư 300 triệu USD xây dựng nhà máy lắp ráp và kiểm tra chip điện tử tại Việt Nam. Sau đó, 10/11/2006, tăng vốn đầu tư lên 1 tỷ USD.
• Tháng 03/2007, ICDREC – Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch ĐHQG TP.HCM thành lập, công bố chế tạo thành công chip vi mạch SigmaK3 đầu tiên của Việt Nam vào ngày 16/01/2008.
• Ngày 29/10/2007, Việt – Vmicro giới thiệu lô hàng đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ (mem testing). Đồng thời cũng công bố đang xây dựng nhà máy sản xuất chip đầu tiên của Việt Nam chuyên cung cấp chip analog, pin năng lượng mặt trời đáp ứng cho thị trường trong và ngoài nước.
• Tháng 03/2008, Công ty TNHH Bán dẫn Việt Nam (VSMC) ra mắt sản phẩm mẫu chip “quản lý năng lượng” VS8801A.
• Tháng 03/2008, AMCC xây dựng trung tâm thiết kế vi mạch tại TP.HCM.
• Ngày 16-6/2008, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án “Công viên phần mền Thủ Thiêm” có tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD cho Công ty Liên doanh TNHH TA Việt Nam. Đây là dự án công viên phần mền tập trung lớn nhất tại Việt Nam và khu vực ASEAN, chuyên sản xuất, phát triển kinh doanh và gia công xuất khẩu phần mền, thiết kế vi mạch, thiết kế chip.
Hướng đi nào cho công nghệ vi mạch Việt Nam
• Công nghệ thiết kế và sản xuất vi mạch bán dẫn là một mục tiêu quan trọng mà các chính phủ cần phải sở hữu để phát triển đất nước và đảm bảo an ninh quốc gia.
• Mỹ chỉ cho phép xuất khẩu công nghệ sản xuất chip điện tử kích thước 90mm.
• Chính phủ Singapore đầu tư 40%.
• Chính phủ Malaysia đầu tư 60% - 80%.
• Chính phủ Trung Quốc đầu tư 80%.
• Theo nhận định của các chuyên gia, người Việt với những tố chất sẵn có, hoàn toàn có thể tiếp cận, làm chủ và phát triển nhanh chóng công nghệ thiết kế vi mạch.
• Đề đào tạo và phát triển được đội ngũ chuyên gia thiết kế vi mạch chất lượng cao, cần phải có môi trường cho họ thể nghiệm và hiện thực các ý tưởng thiết kế. Môi trường đó chính là WAFER FAB (nhà máy sản xuất vi mạch).
• Vai trò chiến lược của nhà máy sản xuất chip điện tử (Wafer feb) trong bối cảnh Việt Nam hiện nay:
• Tạo điều kiện thúc đẩy lĩnh vực thiết kế vi mạch phát triển.
• Giải quyết nhu cầu chip điện tử của thị trường nội địa.
o Smart: thẻ SIM, thẻ CMND, thẻ ngân hàng…
o Chip nhận dạng bằng sóng radio (RFID)
o Chip điện tử dùng trong công nghiệp và thiết bị gia dụng.
o Chip điện tử dùng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng
• Nâng tầm Việt Nam trong bản đồ các nước sở hữu công nghệ cao, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.
• Hỗ trợ các trường đại học trong việc đào tạo các sinh viên ngành công nghệ vi mạch bán dẫn, nhằm cung cấp nguồn nhân được những cao cả lượng và chất phục vụ cho sự phát triển của ngành.
Nhà báo: Về kế hoạch xây dựng Wafer Fab như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Thọ:
Kế hoạch xây dựng Wafer Fab trong khuôn khổ đề án tiền khả thi, chúng tôi thực hiện các tính toán tài chính dựa trên công nghệ 0.18 um (là một công nghệ sản xuất vi mạch hiện vẫn đang phổ biến ở Châu Âu). Sau khi dự án được thông qua về chủ trương, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát và chọn lựa công nghệ cho phù hợp với hiện trạng và xu hướng phát triển của Việt Nam. Đặc điểm: Công nghệ: 0.18 um / 200mm,
Công suất: > 300 triệu chip / năm, Số thiết bị: 60 – 70,
Nhân sự: Quản lý: 5, Chuyên gia nước ngoài: 20, Nhân công vận hành thiết bị (24/24):150, Hỗ trợ kỹ thuật và qui trình: 103 kỹ thuật viên/ kỹ sư,
Kỹ sư phát triển: 25, Hỗ trợ hạ tầng:40, hành chính và kho vận: 30, kỹ năng cần thiết để làm việc: công nghệ chân không, vi điện tử, vậy lý, cơ khí và hóa chất.
Doanh thu ước khoảng 115 triệu USD/ năm, 300 triệu chip um x 0.30 USD = 90 triệu USD/năm, Sản phẩm mẫu phục vụ cho công tác nghiên cứu của các trường đại học, viện và những công ty thiết kế: 10 triệu USD/năm. Huấn luyện đào tạo sinh viên và chuyên gia cho các công ty kỹ thuật cao tại Việt Nam: 5 triệu USD/năm.
Dịch vụ gia công IC cho các công ty thiết kế nhỏ trong khu vực châu Á (Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Singapore): 10 triệu USD/năm.
Thị trường tiêu thụ chip có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 23%, khi sở hữu được nhà máy sản xuất, Việt Nam sẽ hạn chế dòng ngoại tệ chảy ra nước ngoài (để nhập khẩu chip). Dùng tiền đầu tư vào nội địa để tạo công ăn việc làm và kích thích thị trường tiêu thụ tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Dự án này có thể giúp cho Việt Nam trở thành một mắc xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành sản xuất điện tử công nghệ cao; bắt kịp và vượt qua các nước trong khu vực về lĩnh vực công nghệ vi mạch (Malaysia. Thailand, Inđonexia).
Dự án này sẽ là hạt giống cho những đầu tư kế tiếp,giúp Việt Nam đạt được vị trí tương xứng với khả năng trên trường quốc tế. Chìa khóa thành công.
Sự hỗ trợ của chính phủ về các chính sách ưu đãi và bảo hộ. Khẩn trương xây dựng nhà máy hạ tầng trong tối đa 2 năm. Xác định đối tác để chuyển giao công nghệ đồng thời cũng đặt điều kiện về hợp tác kinh doanh (trả tiền bằng hợp đồng gia công). Xúc tiến giới thiệu sản phẩm đến các nhà sản xuất trong nước. Có chính sách đãi ngộ hấp dẫn để mời gọi các chuyên gia người Việt ở nước ngoài về nước tham gia vận hành nhà máy.
Nhà báo xin cám ơn những thông tin của ông. Chúc dự án thành công.
===========================================================================================
Striking Hoang Dung Hue angle

FACTORY chips
(Wafer Fab) WHY NOT?

23/02/2009 According to Document No. 118 / CNS of Nguyen Van Tho general director of Sai Gon industrial companies consulted to direct the construction factory Chip (Wafer Fab) in Vietnam. Send City People's Committee of Ho Chi Minh City Department of Industry and Commerce and the Department of Planning and Investment. Up to now more than a year but still not seeing the movement of this project. Journalists have met Mr. Nguyen Van Tho. Quick interview for the content of a science project, nature of technological catch up, creating an estimated $ 2 billion by 2010 if investment in time and in time? Scientists are concerned?

Journalist: Could you recommend a few things about construction projects manufacturing chips (Wafer Fab)?
Mr. Nguyen Van Tho
Electronic chips (also called ICs or integrated circuits) since its inception (1958) has developed very fast pace due to its wide application. From the sophisticated missile systems used in national defense, the machines used in industrial or medical, to the simple equipment used in the family such as cars, TV, Washing machine, ... all phones using the electronic chip like the brain and nervous system to enhance performance and create more premium features Vietnamese, smarter.
Chip manufacturing industries worldwide sales now are around 300 billion dollars per year. Production process of chips is divided into main stages: design (IV design), manufacturing (Wafer Fab), assembly & test (Asembly & Test). In particular, manufacturing processes are considered critical stage and the most expensive investment. In Asia, Taiwan, Korea, China, Singapore, is the power in the IC industry, each country possesses 20 to 30 chip manufacturing plants (referred to as factory FAB) . If you look in Southeast Asia, only Singapore and Malaysia is a factory FAB.
Although the attention of the government through special support policies (such as leased land in high-tech zone with preferential price, only pay 10% corporate income tax exemption after 4 years and 50% for the next nine years) but the IC industry in recent years Vietnam are still struggling to fade in the embryonic stage. There are approximately 10 companies are operating on a small scale from 10 to 50 engineers, mainly in 2006, Intel has invested $ 1 billion assembly plant and test chips in Vietnam , is expected to go into operation in early 2010.
Journalist: To make all the IC industry, Vietnam needs to take steps that investment?
Mr. Nguyen Van Tho
According to industry experts said that the people in Vietnam with the qualities available, easy to acquire and rapidly developing technology microchip device. 12/2008, ICDREC (Research Center for IC design training in Ho Chi Minh City National University) announced the successful implementation of the first commercial chips in Vietnam bring code SG - 8V1, good sign first step of the IC industry young Vietnam. "The biggest difficulty is that Vietnam is still no factory chips, therefore the chip design was completed in Vietnam and then sent overseas production as well as packaging," Masters will Ngo Duc Hoang, head of the project produce commercial chips SG - 8V1 said.
So, to master the IC industry, Vietnam should have factory FAB. Ownership of the plant is FAB strategic objectives pursued by many countries. To get the position in the IC industry today, the government of some Asian countries that began decades ago with the very preferential policies (eg, the Singapore government investment 40%, China 80% of capital investment in plant construction projects FAB) aims to encourage investment and build the foundation first. These countries are doing all of most modern production technology not to fall out (the U.S. government only allows export production technology up to 90nm chips, the latest modern technology is 32nm). Which showed the industry just as IC production is extremely important, this does not just mean in terms of improving the competitiveness of the economy but also related to the establishment of autonomy in security of a country's defense.
For Vietnam, the FAB plant construction in the current phase will address some significant issues the following strategies:
1. Creating practical help Vietnam develop rapid field team working in the IC industry.
2. Promote IC design sector development, this is a field with very high value, and will not thrive without the FAB plant.
3. Address the needs of electronic chips in the present and future of the domestic market:
• A significant number of chips used in national defense.
• The chips used in industrial and home appliances.
• electronic chips used in smart cards: credit card, phone sim card, ID card, cards into the body, health insurance card, driver's license, membership cards, ...
• chips used in electronic identification system using radio waves (RFID). This technology will be widely applied in a few years to replace bar code technology. On each simple product such as clothing, footwear or agricultural products to sophisticated machines are fitted with a RFID chip to identify and manage through from production to distribution and consumption.
• Thus, the plant possesses FAB will help limit the flow Vietnam outflow of foreign currency (for imported chips, predicted about two billion dollars in 2012), and can actively create a significant number of chips used in security and defense systems. The project will also promote the development of ancillary industries involved, especially the field of IC design and training of high-tech human resources, bringing Vietnam into a default chain in the supply chain high-tech manufacturing industries in the world.
CHIP ELECTRONICS MARKET VIETNAM
• Demand for consumer electronics chip market in Vietnam will reach $ 2 billion in 2012.
2006 2007 (e) 2008 (f) 2009 (f) 2010 (f) 2011 (f) 2012 (f)
Bridge chip sales $ 544.1 $ 668.4 $ 850.0 $ 1,048.4 $ 1,288.8 $ 1,581.9 $ 1,948.3
Growth rate (%) 22.8% 27.2% 23.3% 22.9% 22.7% 23.3%
• Demand by each sector (Million USD)
2006 2007 2008 (f) 2009 (f) 2010 (f) 2011 (f) 2012 (f)
Machine charges $ 265.3 $ 329.0 $ 413.0 $ 477.8 $ 558.8 $ 644.5 $ 775.2
Growth rate (%) 24.0% 25.5% 15.7% 17.0% 15.3% 20.3%
Electronics use $ 165.8 $ 202.9 $ 266.0 $ 314.2 $ 390.1 $ 451.1 $ 522.1
Growth rate (%) 22.3% 31.1% 18.1% 24.2% 15.6% 15.7%
Telecommunications Network $ 99.6 $ 120.0 $ 150.0 $ 230.5 $ 308.2 $ 447.6 $ 603.5
Growth rate (%) 0.0% 0.0% 0.0% 71.5% 53.4% 109.6%
Industry (Medical) $ 8.9 $ 11.0 $ 14.0 $ 17.2 $ 21.1 $ 25.8 $ 31.6
Growth rate (%) 23.4% 27.7% 23.0% 22.5% 22.2% 22.7%
Automation $ 4.4 $ 5.5 $ 7.0 $ 8.6 $ 10.5 $ 12.9 $ 15.8
Growth rate (%) 23.4% 27.7% 23.0% 22.5% 22.2% 22.7%
Total $ 544.1 $ 668.4 $ 850.0 $ 1,048.4 $ 1,288.8 $ 1,581.9 $ 1,948.3
Growth rate (%) 23.4% 27.7% 23.0% 22.5% 22.2% 22.7%

Picture industry in the Asian Circuit
• On 28.02.2006, Intel received the investment license to build $ 300 million assembly plant and test chips in Vietnam. Then, 10/11/2006, an increase of capital of $ 1 billion.
• May 03/2007, ICDREC - Research Center and IC design training VNU.HCM established, published successfully made the first chip IC SigmaK3 of Vietnam on 16/01/2008.
• On 29/10/2007, Vietnam - Vmicro introduced the first shipment exported to the U.S. (mem testing). Also announced are building factories in Vietnam's first chip provides analog chips, solar cells respond to domestic and foreign markets.
• 03/2008, Ltd. Semiconductor Vietnam (VSMC) to launch the product sample chips "energy management" VS8801A.
• 03/2008, construction AMCC chip design center in Vietnam.
• On 16-6/2008, HCM City Chairman Le Hoang Quan awarded certificates of investment projects "Thu Thiem software park" with a total investment of $ 1.2 billion for the Joint Venture Company Limited TA Vietnam. This project focused software park in Vietnam's largest and the ASEAN region, specializing in manufacturing, business development and export processing software, IC design, chip design.
Direction for Vietnam IC technology
• Technology design and manufacture semiconductor chips is an important objective that the government should own and develop the country to ensure national security.
• United States only allows export of production technology chip size 90mm.
• Government of Singapore Investment 40%.
• The Malaysian government invested 60% - 80%.
• The Chinese government invested 80%.
• According to experts, the Vietnamese people with the qualities of availability, it is possible to access, ownership and rapid development of IC design technology.
• Offer training and development teams of IC design quality, environmental need for their experience and implementation of design ideas. Environment that is Wafer Fab (factory IC).
• The role of strategic manufacturing chips (Wafer Feb) in the current context of Vietnam:
• Create conditions to promote the field of IC design development.
• Settlement of chip demand domestic market.
o Smart: SIM card, ID card, bank card ...
o Chip radio identification (RFID)
o chips used in industrial electronics and appliances.
o electronic chip used in security and defense sector
• Improving the range map of Vietnam in the high-tech property, attracting foreign investment.
• Support universities in the training of students of a semiconductor integrated circuit technology, to provide the source of high quality and service sector growth.
Journalist: Regarding plans for Wafer Fab How, sir?
Mr. Nguyen Van Tho
Wafer Fab construction plans within the framework of project feasibility, we perform financial calculations based on 0:18 um technology (a chip production technology is still popular in Europe). After the project was approved in principle, we will conduct surveys and select technologies to suit the current situation and development trend of Vietnam. Features: Technology: 12:18 um / 200mm,
Capacity:> 300 million chips per year, number of devices: 60-70,
HR Management: 5, foreign specialists: 20, Workers operating equipment (24/24): 150, Technical Assistance and processes: 103 technicians / engineers,
Development Engineer: 25, support infrastructure: 40, administrative and logistics: 30, the necessary skills to work: vacuum technology, microelectronics, physical, mechanical and chemical.
Revenue is estimated at $ 115 million per year, 300 million chip um x 0.30 USD = $ 90 million / year, product samples for research by universities, institutes and companies design: 10 million per year. Trained students and professionals for high-technology companies in Vietnam: $ 5 million per year.
IC outsourcing services for small design company in Asia (Korea, China, Malaysia, Singapore): $ 10 million per year.
Consumption of the chip market has annual growth of about 23%, when the property was manufacturing, Vietnam will limit current flow of foreign currency (for imported chips.) Use the money to invest in creating local jobs and stimulate market growth stronger.
This project could help Vietnam become a chain in the global supply chain of electronics manufacturing high-tech to catch up and pass the water in the area of IC technology (Malaysia. Thailand, Indonesia).
This project will be the seed for the next investment, helping Vietnam achieve position commensurate with ability on the international market. The key to success.
The support of government policies and incentives for protection. Urgently plant infrastructure in two years maximum. Identify partners for technology transfer also placed conditions on the cooperative business (paid by contract). Promotion of introduction to domestic manufacturers. Have favorable policies to attract experts call the Vietnamese overseas countries participating factories operating.

1 comment:

  1. From: Nguyễn Văn Tín
    Email:tinnguyen99@gmail.com
    Mobile: 0974.678.059

    Gửi Chú Huệ,

    Trước tiên xin cảm ơn Chú về bài viết này ạ và thật sự làm phiền Chú đột xuất qua mail này vì vậy cho cháu gửi lời xin lỗi trước đến Chú.
    Thật sự cháu hy vọng nếu Chú có một chút thời gian đọc nội dụng và giúp cháu xin một vài thông tin được không ạ. Vì thực sự cháu vẫn cảm thấy ngại lắm khi mail đến Chú và nhờ Chú như thế này.
    Hiện tại cháu vừa ra trường và làm cho Công Ty cung cấp các sản phẩm cho các nhà máy sản xuất IC và linh kiện điện tử tại Việt Nam.Vì vậy cháu cũng đang tìm hiểu về các Công Ty đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất IC và linh kiện điện tử tại Việt Nam mình. Vì cháu cũng mới tìm hiểu về vấn đề này và cháu cũng truy cập được vào Blog của Chú và đọc xong phần thông tin của Chú, vậy là Cháu cũng có một vài thông tin ban đầu rồi. Hôm nay cháu mạo phép xin Chú giúp một ít thông tin như trên nếu Chú có một chút thời gian hoặc chỉ cho cháu nơi có thể tìm các thông tin như của Chú được không ạ!
    -Hiện tại cháu không biết tại Việt Nam mình, ngoài các Công Ty mà chú đề cập bên trên đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất IC thì còn có các Công Ty nào nữa không Chú!
    -Hiện tại cháu cũng có một danh sách các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực điện tử và cũng mong Chú có thể cho cháu thêm tên của các Công Ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử, linh kiện điện tử nếu Chú có thì cho cháu xin được không ạ.
    -Hoặc nếu Chú không có thời gian thì Chú giúp cháu chỉ nơi có thể có các thông tin như của Chú được không ạ. Vì thực sự thì cháu cũng đã đi đến các khu công nghiệp và lên website của họ và cháu cũng đã xin danh sách các công ty mà họ không cho. Cháu cũng đã đi tìm nhiều chỗ, từ intenet, báo, người quen, khu công nghiệp nhưng hiện giờ cũng chỉ có một ít nên cháu hy vọng Chú giúp cháu nếu Chú còn thời gian!

    Kính thư!
    Cảm ơn Chú nhiều và xin lỗi Chú nếu cháu làm phiền.
    Nguyễn Văn Tín

    ReplyDelete