Toàn cảnh lớp học khiiếm thính lớp 1A
Nghe thấy & viết Hoàng Dũng Huệ
Lớp học FM – Phonak đầu tiên tại Việt
Những cơ hội cho trẻ khiếm thính hòa nhập cộng đồng.
Nhà báo nhận lời mời của cô Trịnh Thị Thương - Hiệu trưởng trường Khiếm Thính Anh Minh, phường 17 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM và công ty Phonak tham dự buổi dạy thử nghiệm trẻ khiếm thính lớp 1A bằng thiết bị Truyền âm trên sóng FM. Do cô giáo Thu Hằng trực tiếp giảng dạy.
Trong các khuyết tật của con người thì khiếm thính hầu như được xem là loại khuyết tật nhẹ nhàng nhất. Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn dễ dàng theo như cách nhiều người nhìn nhận. Thử hình dung một em bé khiếm thính bẩm sinh sẽ không thể nghe được các âm thanh trong đời sống hàng ngày và nhất là không thể nghe được tiếng nói của người thân. Không nghe được lời nói thì không thể phát triển ngôn ngữ, do không nghe được thì cũng không nói được, không thể làm cho người khác hiểu mình. Nói khác đi là một khi em bé không nghe hiểu được lời nói sẽ rất khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh. Trẻ khiếm thính thường phát triển chậm hơn rất nhiều so với trẻ bình thường. Do vậy trẻ khiếm thính cần được học trong những trường chuyên biệt với những chương trình và phương tiện giáo dục riêng, không dành cho những học sinh bình thường.
Một trong những giải pháp cơ bản để trẻ khiếm thính có thể nghe được âm thanh (trong trường hợp thính lực còn đáp ứng) là sử dụng máy trợ thính phù hợp. Mặc dù hiện nay công nghệ máy trợ thính kỹ thuật số đã có những tiến bộ đáng kể trong việc khắc phục tiếng ồn nền trong môi trường nhưng vẫn chưa hoàn hảo. Máy trợ thính vẫn còn một số hạn chế khi nghe ở khoảng cách xa, âm nền có cường độ cao, hoặc độ lớn của tiếng ồn.
Sự phát triển công nghệ không dây dẫn đến việc sử dụng sóng ngắn FM tích hợp tương thích với máy trợ thính đã khắc phục được nhược điểm này. Ở các nước tiên tiến, hệ thống FM được sử dụng cho các lớp học khiếm thính nhằm giúp các em học sinh nghe rõ được tiếng nói của giáo viên cho dù ở bất kỳ khoảng cách nào trong lớp. Nghe rõ lời nói của giáo viên góp phần rất lớn vào sự tiến bộ trong học tập cũng như trong việc phát triển ngôn ngữ của các em.
Với mục đích áp dụng công nghệ hiện đại vào việc giáo dục trẻ khiếm thính tại Việt Nam, công ty Phonak đã chọn trường khiếm thính Anh Minh để tài trợ thành lập một lớp học sử dụng hệ thống FM đầu tiên tại Việt Nam. Các em học sinh của lớp FM sẽ được kiểm tra ban đầu cũng như thường xuyên được các chuyên gia theo dõi đánh giá sự tiến bộ trong học tập cũng như việc phát triển lời nói của các em sau một thời gian sử dụng phương tiện FM trong lớp học. Công ty Phonak mong muốn sự thành công của lớp học FM đầu tiên tại trường khiếm thính Anh Minh sẽ được nhân rộng và áp dụng rộng rãi trong các trường khiếm thính trên cả nước.
Phương thức hoạt động của hệ thống FM lớp học được minh họa giữa cô và trẻ khiếm thính trong lớp học:
Cô giáo được trang bị “thiết bị truyền âm” (trasmitter).
Các học sinh đeo “thiết bị tiếp âm” (receivers) gắn liền với “máy trợ thính” cá nhân (hearing instruments/hearing aids).
Transmitter khi hoạt động sẽ chuyển đổi lời nói của cô giáo thành sóng FM (sóng ngăn radio) và truyền đến receivers của học sinh.
Sóng FM giúp các em học sinh nghe được trực tiếp lời nói của cô giáo mà không bị vấn đề tiếng ồn nên trong môi trường xen vào ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh (như tiếng ồn, không rõ, tạp âm khác của âm thanh) cũng như vấn đề khoảng cách giữa cô giáo và học sinh trong lớp.
Hệ thống FM lớp học tăng cường hiệu quả học tập của trẻ khiếm thính trong việc phát âm và phát triển ngôn ngữ và khắc phục được các hạn chế của máy trợ thính.
Box:
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Marketing công ty Phonak cho biết: “ Lớp học đầu tiên của trẻ khiếm thính bằng sóng FM do Phonak tài trợ bước đầu với kinh phí gần 400 triệu. Đây là một dự án nhân đạo nhằm giới thiệu sản phẩm công nghệ mới về máy trợ thính Phonak. Với công nghệ này, giúp trẻ khiếm thính nâng cao được kỹ năng sống, tiếp thu tốt về giao tiếp ngôn ngữ, hòa nhập cộng đồng. Cục Quản Lý tầng số đã có công văn cho phép Phonak sử dụng các loại sóng ngắn FM cho các học sinh khiếm thính. Hai lớp học điểm 1A kéo dài trong ba năm (2010 – 2012) và sẽ nhân rộng mô hình này trong cả nước.
Hear & write Hoang Dung Hue
Classroom FM - PHONAK first in Vietnam
Opportunities for deaf children integrate into the community.
Journalists received invitations to her Trinh Thi Thuong - Rector Hearing Impaired Anh Minh, Ward 17 - Binh Thanh District - HCM City and the company PHONAK attend teaching deaf children tested in grade 1A Media sound device on FM. By Kim Thu teacher to teach.
Defects in the deaf man's almost considered the most gentle types of disabilities. However, the fact is not entirely easy to follow as many people recognized. Try to imagine a baby born with hearing impairment will be unable to hear the sounds of everyday life and is unable to hear the voice of a loved one. They do not hear words can not develop language, they do not hear nor speak, can not make others understand you. Otherwise not hear when the baby will understand speech very difficult to communicate with people around. Deaf children often develop much more slowly than normal children. So deaf children should be learning in school with specialized programs and private educational facilities, not for normal students.
One of the fundamental solution to hearing impaired children can hear sounds (in this case also satisfy the hearing) is to use the hearing aid accordingly. Although current technology digital hearing aids has made considerable progress in tackling the environmental background noise, but not perfect. Hearing aids are still some limitations to hear distant, the sound is intense, or the magnitude of the noise.
The development of wireless technology to use short-wave integrated FM compatible with hearing aids has overcome this disadvantage. In advanced countries, FM systems are used for classes to help deaf students hear the voice of the teacher about whether in any way in the classroom. Hear words of teachers contributes greatly to the progress in learning and in developing the language of the children.
For the purpose of applying modern technology to educate deaf children in Vietnam, the company has chosen field PHONAK deaf Anh Minh established to finance a class using the system's first FM in Vietnam. The pupils of the FM layers will be checked initially and often by experts monitoring progress in the assessment study as well as the development of speech of the children after some time using media FM classroom. Company PHONAK desired success of the first class FM in deaf schools Anh Minh will be expanded and applied widely in deaf schools across the country.
Mode of operation of the classroom FM system is illustrated between her and hearing impaired children in the classroom:
The teacher is equipped with "audio transmission equipment (trasmitter).
Students wearing "relay devices (receivers) associated with" hearing aid "individuals (hearing instruments / hearing aids).
Transmitter when the operation will convert the speech teacher to FM radio (short wave radio) and transmit to the receivers of students.
FM to help students hear direct speech of the teacher without the problem of noise in the environment should interject affect sound quality (such as noise, unknown, other noise sounds ) as well as issues about how the teacher and students in the class.
FM systems improve classroom performance study of hearing impairment in children with speech and language development and overcome the limitations of hearing aids.
Box:
Mr. Nguyen Anh Tuan - Director of Marketing PHONAK company said: "The first class of deaf children with FM PHONAK funded initially by the expense of nearly 400 million. This is a humanitarian project to introduce new products PHONAK hearing aid. With this technology, helping deaf children improve life skills, to acquire good communication language, integrate into the community. Department of Administration has increased dispatch PHONAK allows use of short wave FM for hearing impaired students. Two classes at 1A lasted three years (2010-2012) and will replicate this model throughout the country.
No comments:
Post a Comment