Sunday, June 14, 2009

CHÙA ĐẠI PHƯỚC VÀ LĂNG MỘ KHÂM SAI ĐẠI THẦN VÕ QUẬN CÔNG

Phóng sự điều tra Hoàng Dũng Huệ: Nạn xâm hại di tích văn hóa Phật giáo


Thầy Thích Tịnh Thủy thâu nhận đệ tử mới Pháp danh Tuệ Thiện.

Chánh điện mới thờ tam thế Phật.

Các tượng cổ tam thế Phật bằng gỗ mít.

Bài vị khâm sai đại thần Võ Quận Công bằng chữ Hán.

Thầy Trụ trì chùa Đại Phước cùng bài vị trước lăng mộ.

Thầy Thích Tịnh Thủy đang đọc và dịch văn bia.


Ao sen thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Thiên Thủ Thiên Nhãn.

Chùa Đại Phước cũ xây dựng năm 1930


Vào giữa thế kỷ thứ 17, có ba nhà sư thuộc phái Lâm Tế Tông, từ đàng trong đến Đồng Nai truyền bá đạo Phật. Nhà sư Thành Nhạc cùng một số đệ tử đến vùng đất ven sông Đồng Nai dựng lên chùa Long Thiền ( 1664). Nhà sư Thành Trí đi theo đoàn di dân, làm nghề khai thác đá, lên vùng núi Bửu Long cùng nhóm người Hoa dựng lên chùa Bửu Phong (1679). Nhà sư Thành Đẳng cùng một số người chèo ghe thuyền đến Cù Lao Phố dựng lên chùa Đại Giác (1665).

Trong thời gian này, đất Đồng Nai được một khâm sai đại thần Võ Quận Công của nhà Nguyễn thực hiện việc khai khẩn đất hoang, ruộng vườn để thành lập làng xã thuộc dinh Trấn Biên, Cù Lao Phố, thương càng đàng trong.

Theo sử liệu gốc của chùa Đại Phước còn lưu giữ thì được biết đây là giai đoạn độc lập của triều đình nhà Nguyễn (1802 – 1858).

Khâm sai đại thần Võ Quận Công là mệnh quan của triều đình nhà Nguyễn. Thời kỳ vua Tự Đức (1832).

Lăng mộ của khâm sai đại thần Võ Quận Công được xây cất trước khi có chùa. Hiện nay phần mộ vẫn còn lưu giữ trên đất của chùa Đại Phước thuộc làng Phước Lư, dinh Trấn Biên xưa. Nay là phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai.

LẦN TÌM TRONG LỊCH SỬ

Chùa Đại Phước có tên thường gọi trong dân gian là chùa Ông Tám. Bổn sư Thượng Thiện Hạ Trạch ( xuất thân chùa Hiển Lâm, Đại Giác), khởi đầu chùa chỉ là một cái am nhỏ, mái được lợp bằng tranh tre nứa lá. Xung quanh chùa là đất ruộng thấp chưa có nhà ở, đường đất nhỏ đi lại bằng ghe thuyền sang chùa Đại Giác, Cù Lao Phố. Các vị bô lão như ông Cả, ông Cổ, ông Ngọ, ông Tổng Chi của làng Phước Lư họp lại thống nhất làng chỉ có đình Phước Lư, chưa có chùa nên thỉnh thầy từ chùa Đại Giác sang làm lễ xây dựng chùa từ năm 1930 bằng vật liệu gạch thẻ, vôi, cát pha trộn. Chánh điện nhỏ bằng cột gỗ, vách ván. Mặt tiền chùa hướng Đông Nam ngó ra sông Đồng Nai. Thời đó, chùa được lợp ngói âm dương có lầu chuông, lầu trống. Mặt tiền của chùa có ao sen rộng là do bị lấy mất đất để đắp lên lăng mộ khâm sai đại thần Võ Quận Công.

Đánh dấu ý nghĩa của việc xây dựng nên ngôi Tam Bảo của làng Phước Lư, các bô lão trong làng đã ghép hai chữ đầu (Đại có nghĩa là chữ đầu của chùa Đại Giác, Cù Lao Phố, thương cảng đàng trong), chữ đầu của làng Phước Lư. Đất của làng Phước Lư cấp cho chùa. Đình Phước Lư có trước chùa ông Tám, nhằm làm ấm lòng các vị bô lão trong làng khi đi lễ Phật, tránh cảnh sông nước khi đi chùa sang Cù Lao Phố. Chùa Đại Phước có tên từ đó.

KHÂM SAI ĐẠI THẦN VÕ QUẬN CÔNG BỊ BỎ QUÊN…!

Gần đây, trên các báo, đài đã có nhiều bài viết báo động về nạn bỏ quên di tích văn hóa lịch sử Phật giáo cũng như tình trạng trùng tu di tích. Trong đó bao gồm hành vi lạm dụng danh nghĩa tu bổ di tích lịch sử văn hóa để làm lợi riêng, hoặc muốn di tích “ xứng tầm” nhằm chạy theo nhu cầu “ thời thượng”, tuy không vụ lợi nhưng sự thiếu hiểu biết trong bảo tồn, tu sửa cộng với nhiệt tình một cách thái quá đã khiến nhiều công trình văn hóa bị xâm hại một cách vô tội vạ…!

Theo thống kê của Cục di sản văn hóa, hiện nay trên cả nước có khoảng 5.300 di tích cấp tỉnh, hơn 3.000 di tích cấp quốc gia và có 5 danh thắng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Những năm gần đây, chuyện gọi là “trùng tu di tích” theo kiểu “đập phá để xây lại " hoặc “biến cổ thành tân” xảy ra khắp nơi như : việc đập phá để xây mới đền thờ Lý Chiêu Hoàng ở Đình Bảng là hoàn toàn trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng các quy định về tu sửa di tích lịch sử - văn hóa, thế nhưng hiện nay chưa có một văn bản nào dưới Luật quy định xử phạt các tổ chức cá nhân làm xâm hại di tích văn hóa – lịch sử ? Thực tế hiện nay, việc trùng tu di tích chỉ dựa vào luật xây dựng theo dự án thiết kế đã duyệt và thường xuyên có sự cố “ phát sinh” không xử lý “phát sinh” được vì thua lỗ trong đấu thầu nên xử lý các hạng mục gỗ bằng cách xây mới. Một điển hình thứ hai là chùa Bình, chùa Tướng, chùa Phật Tích ở Bắc Ninh hay chùa Chuông ở Hưng Yên, chùa Trăm Gian (Hà Nội- ngôi chùa có hơn 700 năm tuổi nhưng gần đây đã làm mới hoàn toàn nhà ngự, kè hồ, tả vu, hữu vu, khổ nỗi các vật liệu xây dựng lại không đúng với tính chất của di tích…), chưa hết, riêng tại TP.HCM, khi đến chùa Giác Viên, chùa Giác Lâm, chùa Phụng Sơn…cũng đều thấy việc xâm hại di tích một cách khôi hài. Tại chùa Phụng Sơn (Q11) – ngôi chùa tạo lập từ thời vua Gia Long (1802 – 1820) được bộ VH – TT&DL xếp hạng di tích nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia. Thế nhưng “chùa xưa tượng mới, biến cổ thành tân” dày đặc khắp sân di tích bằng các tượng Di Lặc bằng xi măng được sơn màu đỏ rực và quanh sân là bốn con sư tử bằng đá trông rất oai vệ mới hoàn toàn. Kế tiếp là chùa Giác Viên (Q.Tân Bình), một trong những ngôi chùa cổ nhất Nam bộ (1805), còn lưu giữ 153 pho tượng cổ, 57 bao lam, hầu hết có niên đại từ thế kỷ XIX đến đầu thể kỷ XX. Khu vườn tháp cổ chùa Giác Lâm bị sơn mới hoàn toàn. Lăng mộ khâm sai đại thần Võ Quận Công cùng chung số phận bi bỏ quên hơn 34 năm nay?

VÀI NÉT VỀ CHÙA ĐẠI PHƯỚC

Thầy Thích Tịnh Thủy, trụ trì chùa từ năm 1968 (Mậu Thân) theo hệ phái Đại thừa Phật giáo đã cho xây dựng tượng đài quan thế âm trên hồ sen cũ của chùa, đối diện chánh điện theo kiến trúc Á Đông thờ đức Quan thế âm Bồ tát và Thiên thủ Thiên nhãn vào năm 1991. Chung quanh tòa sen có cầu nối đi lại dễ dàng cho khách hành hương chiêm bái. Hồ sen hướng Tây Bắc và Đông Nam thông ra sông Đồng Nai. Đặc biệt, hồ sen là nơi tiếp nhận rùa, cá phóng sanh của khách thập phương. Chùa Đại Phước được xây mới hoàn toàn 2 lầu bằng bê tông cốt thép. Số tiền trên do các Phật tử và các nhà hảo tâm dâng cúng. Năm 1999, tín nữ Ánh Minh cúng dường pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát dưới gốc cây Kim Cang.

Chánh điện trên lầu có thờ các tượng cổ Phật bằng gỗ mít, tam thế Phật và các tượng Hộ pháp Long thần, Bồ tát Mục Kiền Liên, Bồ tát Tổ Đạt Ma. Trước chánh điện có thờ bảy vị Phật Dược Sư. Trên có hai lầu, lầu chuông thờ Đức Dược sư và lầu trống thờ Đức Di lặc. Đặc biệt, chùa còn thờ ông Giám Trai sứ giả Bồ tát bằng gỗ mít do ông Tổng Chi cúng dường.

VẤN NẠN XÂM LẤN ĐẤT CHÙA…?

Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chùa, có 4.672m2 cấp ngày 9/11/1999 do ông Võ Văn Một ký. Thực tế, đất của chùa còn nhiều hơn. Khi xưa thầy tổ đã cấp đất cho dân địa phương ở nhằm xây dựng ngôi Tam Bảo của chùa. Trên đất chùa có ba lăng mộ của khâm sai đại thần Võ Quận Công. Nhưng sau ngày miền Nam được giải phóng 1975 dân địa phương đã xâm chiếm đất chùa để xây nhà ở bằng một tường xây cao. Trong đó, có phần mộ của bà chánh thất Võ Quận Công. Một điều đáng ngạc nhiên là các hộ dân này được ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cấp sổ hồng trên đất của chùa?

Thầy Thích Tịnh Thủy trụ trì chùa cho biết: “nguyện vọng duy nhất của thầy là kêu gọi người dân sớm trả lại đất , giữ nguyên hiện trạng cho chùa. Thực tế hiện nay, chùa không có nhà tăng, nhà nghỉ, hội trường, nhà cốt để tu hành. Mong rằng ngành di sản văn hóa và quản lý nhà nước sớm vào cuộc.”

Hiện tại chùa Đại Phước còn lưu giữ bài vị thờ của khâm sai đại thần Võ Quận Công bằng chữ Hán, được thầy trụ trì Thích Tịnh Thủy dịch:
Nhân dân địa phương cùng giới Phật tử trong và ngoài nước đang chờ đợi câu hỏi vì sao 4 hộ dân chiếm dụng đất của chùa từ 34 năm nay không được giải quyết phải chăng đây là nhà của cán bộ cấp tỉnh?

Việc đánh giá hiện trạng đất của chùa Đại Phước đang bị chiếm dụng từ 34 năm nay chưa được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và Sở Địa chính Đồng Nai xem xét?

Cục di sản văn hóa cần lập dự án đánh giá thẩm định lăng mộ của khâm sai đại thần Võ Quận Công vào danh mục chờ công nhận di tích văn hóa Phật giáo của tỉnh Đồng Nai. Đây là một điều hết sức cần thiết cho thế hệ trẻ mai sau. Vì cái gốc hồn thiêng sông núi của dân tộc Việt là những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống Phật Giáo phải sờ được, thấy được bằng mắt... Chớ không phải "cái chung chung" trên lý thuyết nhà trường.

Xin hãy lắng nghe …..

Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát

Chùa Đại Phước:

Phường Thống Nhất, Biên Hòa, ĐN

Điện thoại: (061) 3842393

Di động: 0918402215

Thầy Thích Tịnh Thủy – trụ trì chùa

Email: chuadaiphuoc@gmail.com

==================================================================
Phóng inquiry Hoang Dung Hue: Deadly violated cultural relics Buddhism
CHÙA ĐẠI PHƯỚC VÀ LĂNG MỘ KHÂM SAI ĐẠI THẦN VÕ QUẬN CÔNG

In the mid-17th century, the three professors have to do under the Medical Tong, since in the Dong Nai dissemination Buddhism. The Music and the same number to the land along the Dong Nai River to the Thien Long Pagoda (1664). Entertainment and the home to migrate in groups, and professional exploitation of stone, to the mountainous areas along Long Buu Hoa groups up Buu Phong Pagoda (1679). House and the Post the same people chèo wherry boat to Cu Lao Pho up Giac Pagoda's (1665).

During this time, the Dong Nai khâm a wrong in the District of Vo Nguyen's implementation of the emergency wild land, gardens, fields to establish village under dinh Tran Bien, Cu Lao Pho, as in trade.

According to data of the original pagoda Phuoc's store is also known here is the independence of the court Nguyen (1802 - 1858).

Medical error in the District of Vo is par of the Nguyen court. The period of King Tu Duc (1832).

Tomb of the false gods khâm Vo District is the building before the pagoda. Current cell is still stored on the land of the pagoda Phuoc Dai Phuoc village under Lu, Dinh Tran Bien past. This is the Thong Nhat, Bien Hoa, Dong Nai.

Purple Orchid in history

Phuoc Pagoda's name often called in the popular Mr. Tam Pagoda. Four ordinary galaxy Trach (Vietnam Hien Lam pagoda body's Giac), starting just a pagoda am a small, long lợp site with more bamboo leaves. Around the pagoda is low land no house, the road travel by small boat wherry to Dai Giac Pagoda, Cu Lao Pho. To republish the aged as the whole, great grandfather, Mr. Ngo, Mr. General Chi Lu Phuoc village meetings to unify the village only Phuoc Dinh Lu, should not contain thỉnh see Dai Giac Pagoda to do temple inauguration in in 1930 with bricks and card material, lime, sand mix. Frontispiece with small wooden columns, walls ván. Front pagoda the Southeast corn Dong Nai basin. That time, was negative positive overlap with steeple, floor space. Front of the pagoda is a large lotus pond due to loss of land taken up a tomb in the wrong khâm District Vo Cong.

Check the meaning of the construction of the home village of Tam Phuoc Bao Lu, aged in the village has two words first pair (that's is the beginning of the pagoda of Giac, Cu Lao Pho, trading port in), word Phuoc village's Lu. Of village level for Lu Phuoc pagoda. Lu Dinh Phuoc pagoda before he has eight, to make you warm to the aged would be useful in the village when the Buddhist ceremony, to avoid the water when you go to the pagoda Cu Lao Pho. Phuoc Pagoda's name since then.

Explore magnate VO SAI INDUSTRIAL EQUIPMENT DIST forgotten ...!

Recently, the newspapers, radio has many articles about them alarm forgotten relic cultural history of Buddhism as well as status restored monuments. Including the abuse behalf up historical culture to the individual, or to relics "the match" to run on-demand "habit", but not for benefit but lack understanding in conservation, repairing plus an enthusiastic excess has prevented many cultural works is violated the innocence and ...!

According to the statistics of the cultural heritage, now the country has about 5,300 relics at provincial level, more than 3,000 monuments and national level has 5 wins list is recognized as a UNESCO cultural heritage world.

In recent years, called the "restored relics" style "to knock out the building" or "novelty event to" happen anywhere such as the physical destruction to build new temples in Ly Chieu Hoang Dinh Bang is completely illegal, a serious breach of regulations on repairing historical - cultural, but this does not have a written law under any treatment prescribed punishment of individuals violated the of culture - history? Reality today, the restored relics laws based solely on building the project design was approved, and often have problems "arising" not process "arising" because the loss in the bidding process Items by wood built. A typical second is the cure, primitive pagodas, Buddhist Pagoda in Bac Ninh Integration or ring in Hung Yen, Gian pagoda Percent (hanoi-temple has more than 700 years old but recently made the whole new language split, described vu, vu friendship, hardship where the building materials with the incorrect nature of the monuments ...), not all, in particular Vietnam, when the Giac Vien Pagoda, Giac Lam Pagoda, Phung Son Pagoda ... are found the relics violated a burlesque. Phung Son Pagoda in (Q11) - temple created from King Gia Long (1802 - 1820) of the VH - TT & DL ranked relics art architecture national level. But "the ancient pagoda new variables have smoking" This whole special field relics by using the Donate cement is color and the glow around the courtyard are four stone lions looked very stately new entirely. Next Giac Vien Pagoda (Tan Binh), one of the oldest pagoda of Vietnam (1805), and save 153 ancient colossus, as the 57, most youth are from the XIX century to the beginning can XX century. Garden tower of Giac Lam Pagoda is completely new paint!

VAI's NOT ABOUT NET PHUOC

Master Thich Tinh Thuy, except in the pagoda since 1969 (Form Body) the system must be redundant Buddhism for the central building of the sound on a lotus old pagoda, opposite the presbytery architecture Dong Church of Germany the sound tát Bo and Thien on the label Thien in 1991. Around a lotus with bridge travel easily to the direction occupies Bai. Sen's northwest and southeast of the Dong Nai river. Specifically, a shower is receiving turtles, fish free birth of the cross. Dai Phuoc pagoda was built entirely with 2 floor and pre-stressed reinforced concrete.

Sanctum on the floor with the worship of Buddha wooden meetings, eight of the Buddha and the gods Passport France Long, Bo tát Items Kien Lien, Bo tát Tổ Dat Ma. Previous presbytery specific to the seven. On the floor there are two long, Germany Church steeple and the floor In Donate Germany. Specifically, the temple worship of his Trai simulation tát wooden meetings by his total desperation.

Problems invade LAND ... NOT?

On the certificate of land use right of the pagoda, with 4.672m2 dated 9/11/1999 by Mr. Vo Van One Up. Indeed, the land of pagodas more. When the ancient doctors gave land for locals to build the home of Tam Bao Pagoda. The pagoda, three of the tomb's false gods khâm District Vo Cong. But after South Vietnam was liberated in 1975 and locals have come to occupy the pagoda built house with a high wall built. In particular, there is a part of her primary loss of Vo District. A surprise that households are the People's Committee of Dong Nai province-level window of the red pagoda?

Master Thich Tinh Thuy Pagoda in place, said: "The only expectation of that calling people soon returned to earth, keep the state depository. Reality today, the temple has not increased, hotel, meeting hall, the Columns to religion. Expected that industry cultural heritage and state management in the early. "

There's Phuoc Pagoda in the items stored by the worship of false gods khâm Vo District Fair Kanji, seen in place like Thuy Tinh translation:
Assessing the status of Phuoc pagoda's been occupied since the 34 years are not the People's Committee of Dong Nai Department of Dong Nai Địa review?

Department of cultural heritage projects need to assess the tomb of the khâm wrong magnate Vo District to the list of workers on the Buddhist culture of Dong Nai is very necessary for the young tomorrow.

Please listen ... ..

Nam Mo Quan Thế Âm Bo Tat

Dai Phuoc Pagoda: Thong Nhat Ward, Bien Hoa, Dong Nai

Phone: (061) 3842393

Mobile: 0918402215 (teacher Thich Tinh Thuy - place in the pagoda)

Email: chuadaiphuoc@gmail.com

No comments:

Post a Comment