Thursday, February 4, 2010

DỆT MAY VIỆT NAM CHỦ ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 2010

Ông Lê Trung Hải, phó Tổng giám đốc Tập doàn Dệt may Việt Nam
trả lời các câu hỏi của các nhà báo

Toàn cảnh họp mặt báo chí


Các nhà báo góp ý cho tập đoàn dệt may



Chào 2010, chúc tập đoàn Dệt may Việt Nam chủ động trong kinh doanh xuất nhập khẩu mang lợi nhuận cao trong doanh thu cho Công nhân ngành dệt may

Góc Thời sự Hoàng Dũng Huệ

DỆT MAY VIỆT NAM

CHỦ ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 2010

Tập đoàn Dệt may Việt Nam họp mặt báo chí cuối năm. Nhân dịp này, nhà báo đã có dịp phỏng vấn nhanh ông Lê Trung Hải, phó Tổng giám đốc Tập doàn Dệt may Việt Nam về những vấn đế hiệu quả sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu dệt may. Các dự án đầu tư trong năm 2009.

PV: Xin ông giới thiệu một vài số liệu tiêu biểu trong sản xuất công nghiệp, kết quả sản xuất kinh doanh xuất khẩu dệt may Việt Nam?

Ông Lê Trung Hải:

Năm 2009 là tâm điểm của cuộc khủng hoảng và suy thoái knh tế toàn cầu cũng là năm hết sức khó khăn đối với nền kinh tế việt Nam nói chung và ngành dệt may Việt Nam nói riêng nhưng với sự nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp cùng với các chính sách và các biện pháp chống suy giảm kinh tế thông qua các gói kích cầu bù lãi suất, hỗ trợ đầu tư, xúc tiến thương mại của Chính phủ mà ngành dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn dệt May Việt Nam đã trụ vững, duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm và đời sống cho người lao động với những kết quả đáng khích lệ: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 14.712,6 tỷ đồng, đạt 103% và Tổng doanh thu đạt 24.710,7 tỷ đồng, đạt 104% so với cùng kỳ 2008. Giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may tăng năm 2009 là gần 44%, tăng đáng kể từ mức 37% nội địa hóa của năm 2008. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ đạt trên 14%. Trong đó các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả cao gồm: Dệt Phong Phú, Sợi Phú Bài, Việt Thắng, Dệt Công nghiệp Hà Nội, Dệt lụa Nam Định, May Việt Tiến, May 10, May Nhà Bè, May Đức Giang, May Hưng Yên, May Phương Đông, May Bình Minh, May Chiến thắng, May Đồng Nai, May Nam Định, May Đáp Cầu, hạ tầng dệt may Phố Nối, Đầu tư Phát triển Bình Thắng, TM Dệt may TP Hồ Chí Minh, hợp tác lao động và Thương mại. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tăng trưởng và hiệu quả gồm có: Dệt Đầu Tư Phước Long, May mặc xuất khẩu Tân Châu, SX XNK Dệt May, CP CKM Gia LÂm, TVXD và DVĐT, Dệt May Đông Á và Dệt May Huế.

PV:Giá trị xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam năm 2009 như thế nào?

Ông Lê Trung Hải:

Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 9,1 tỷ USD ngang với năm 2008 trong điều kiện thị trường dệt masy thế giới giảm trung bình 15%, tất cả các nước xuất khẩu dệt, may lớn đều giảm kim ngạch thì Việt Nam giữ được như năm 2008 là một hiện tượng đặc biệt. So với các ngành xuất khẩu khác của Việt Nam thì dệt may đã trở thành ngành xuất khẩu lớn nhất cả nước, trong khi kim ngạch xuất khẩu Việt Nam năm 2009 giảm 10% so với 2008 thì việc dệt may giữ được mức kim ngạch như năm 2008 là một thành tích góp phần quan trọng vào việc ngăn chặc đà suy giảm của xuất khẩu, góp phần rất qua trọng vào việc giảm nhập siêu năm 2009. Trong đó Vinatex đạt 1,7 tỷ USD gần bằng 103% so với năm trước. Thị phần tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU và Nhật Bản đều tăng mạnh trong năm 2009. Riêng thị trường Mỹ tăng từ mức 3,4% (2008) lên trên 5% (2009). Xuất khẩu dệt may Việt Nam vào EU chỉ giảm 3,5% ( mức chung 11%). Xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản tăng trên 15% so với 2008. Doanh thu nội địa toàn ngàng ước tính trên 60.000 tỷ đồng, tăng khoảng 15% so với 2008 với mạng lưới phân phối 15.000 cửa hàng và đại lý tiêu thụ, trong đó Vinatex khoảng 12.803 tỷ đồng và hơn 3000 cửa hàng.

PV: Xin ông cho biết hiệu quả các dự án đầu tư mới trong ngành dệt may đã được thực hiện trong năm 2009?

Ông Lê Trung Hải:

Các dự án đầu tư đã được thực hiện trong năm 2009 là 38 dự án, gồm có 13 dự án về sợi, 8 dự án về dệt và 17 dự án về may mặc. Trong đó có các dự án trọng điểm đã hoành thành và đi vào sản xuất như: sợi Hòa Thọ, sợi Phú Bài, Veston Hải Phòng, di dời Dệt kim Đông Phương. Xử lý nước thải Nam Định. Các dự án đã khởi công và đang xây dựng như Xơ Polyester Đình Vũ, Sợi Hồng Lĩnh, May Sơn Động, 1 Trang trại bông mẫu tại Nha Hố.

PV: Với Tổng doanh thu đạt 24.710,7 tỷ đồng trong năm 2009, vậy Dệt may Việt Nam có vai trò gì trong việc hỗ trợ cộng đồng, người lao động, An sinh Xã hội?

Ông Lê Trung Hải:

Tổng quĩ lương toàn ngành gần đạt 35.500 tỷ đồng. Riêng các doanh nghiệp trong tập đoàn trên 3.300 tỷ đồng với mức thu nhập bình quân: 2,4 triệu đồng/người/tháng. Thực hiện nghị quyết 30a của Chính Phủ, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã giúp huyện Sơn Động trong năm 2009 về xây dựng nhà cho người nghèo, khám chữa bệnh, tạo việc làm, đào tạo nghề, các hoạt động từ thiện khác.v.v với số tiền lên tới 17 tỷ đồng. Tập đoàn là một trong những đơn vị khởi xướng “Chương trình đồng hành cùng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vì đồng bào biển đảo của Tổ quốc”. Ngay trong năm 2009, Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã đóng góp hơn 5 tỷ đồng cho người nghèo tại các tỉnh Quảng Ngãi, Trà Vinh, Sóc Trăng.v.v. Tập đoàn Dệt May cũng đã hỗ trợ tiền, quà cho đồng bào các vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt trong năm 2009 như Phú Yên, Quảng Ngãi.v.v.

PV: Mục tiêu trong Sản xuất công nghiệp và Kinh doanh của Dệt May Việt Nam trong năm 2010?

Ông Lê Trung Hải:

Trong năm 2010, toàn ngành Dệt May phấn đấu đạt giá trị Sản xuất Công nghiệp tăng trưởng trên 12%, doanh thu tăng 10%, kim ngạch xuất khẩu tăng 12%, thu nhập bình quân tăng 10%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt trên 12,9%, tổng vốn đầu tư dự kiến trên 1.100 tỷ đồng. Tập trung vào các chương trình hành động như nâng cao năng suất và hiệu quả của bộ máy, thực hành tiết kiệm trong mọi lĩnh vực. Thực hiện các nhiệm vụ trong chương trình chiến lược theo Quyết Định 36/CP. Đầu tư có trọng điểm tạo đột phá về năng suất, công nghệ và cải thiện giá trị gia tăng. Tiếp tục xây dựng mới quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp. Hoàn thành chuyển đổi mô hình hoạt động của Tập Đoàn theo Luật Doanh nghiệp. Tập trung đào tạo các cán bộ, công nhân có tay nghề cao, kịp thời động viên, khen thưởng các lao động giỏi, có sang kiến kinh nghiệm nhằm tạo một lực lượng nòng cốt trong hoạt động Sản xuất Kinh doanh.

PV : Xin cảm ơn những thông tin của ông!

===============================================================


Corner Time of Hoang Dung Hue
VIETNAM TEXTILE & GARMENT
HOME BUSINESS EXPORT 2010

Vietnam Textile and Garment Group meeting the press last year. On this occasion, journalists had a chance to interview Mr. Le Trung Hai fast, Deputy General Director, Vietnam Textile and Garment Group on issues of production and business efficiency, export and import of textiles. The investment projects in 2009.

Reporter: Could you introduce some typical data in industrial production, production and business results textile export to Vietnam?

Mr. Le Trung Hai
2009 is the focal point of crisis and recession knh Global is also very difficult year for the Vietnamese economy in general and textile and Vietnam in particular, but the gigantic efforts of the business career with the policies and measures against declining economic stimulus packages through the interest rate subsidy, support investment and trade promotion of the Government of the textile enterprises of Vietnam and member of Tap Vietnam Textile and Garment Group has stayed, maintaining production, ensure jobs and living standards for workers with encouraging results: The value of industrial production reached 14,712.6 billion, reaching 103% and Total turnover reached 24,710.7 billion, reaching 104% over the same period in 2008. Value of textile products increased in 2009 is nearly 44%, up significantly from the 37% local content by 2008. Rate of return on capital reached over 14%. In which firms produce business efficiencies, including: Phong Phu Textile, Yarn Phu Bai, Vietnam Thang, Hanoi Textile Industry, Textile silk Nam Dinh, Vietnam May Tien, May 10, May Nha Duc Giang Garment , May Hung Yen, Phuong Dong Garment, April Dawn, May victory, May Dong Nai, Nam Dinh Garment, May A bridge, infrastructure textile Pho, Binh Thang Development Investment, TM Ho Chi Minh Textile , co-workers and Trade. Enterprises manufacturing business growth and efficiency include: Textile Investment Phuoc Long, Tan Chau Garment Export, Import & Export Textile Manufacturing, CKM CP Gia Lam, and TVXD DVDT, East Asia and Textile Textile Hue.

Reporter: import and export value of textiles in 2009 Vietnam like?

Mr. Le Trung Hai
Export turnover in the whole industry reached 9.1 billion level for 2008 in terms masy world textile market decreased on average 15%, all countries exporting textiles and garments are major reduced turnover, Vietnam retain 2008 as a special phenomenon. Compared to other export sectors of Vietnam, the textile industry has become the country's biggest export, while export turnover of Vietnam in 2009 decreased 10% compared to 2008 is the textile safeguard their turnover rates as 2008 is an important achievement contributed to the decline of preventing certain export contribution is the key to reducing the trade deficit in 2009. Vinatex which reached nearly $ 1.7 billion by 103% over the previous year. Market share in major export markets like the U.S., EU and Japan increased sharply in 2009. Particular the U.S. market increased from 3.4% (2008) to over 5% (2009). Vietnam garment and textile export to EU down only 3.5% (overall rate 11%). Vietnam exports to Japan increased over 15% compared with 2008. Inland Revenue on all ngàng estimated 60,000 billion, up about 15% compared to 2008 with the distribution network 15,000 stores and agents of consumption, of which approximately 12,803 Vinatex billion and more than 3,000 stores.

Reporter: Could you tell us the effectiveness of new investment projects in the textile sector was made in 2009?

Mr. Le Trung Hai
The investment projects were implemented in 2009 is 38 projects, including 13 projects of fiber, 8 projects and 17 projects for textile garments. Including key projects and the diaphragm to go into production, such as: Hoa Tho fiber, yarn, Phu Bai, Veston Hai Phong, Dong Phuong Knitting relocation. Wastewater Nam Dinh. The project has started and is building the Dinh Vu polyester fiber, yarn Hong Linh, May Shandong, one page form at their cotton farm.

Reporter: With a total turnover reached 24,710.7 billion in 2009, so Vietnam Textile and Garment has what role in supporting the community, workers, Social Security?

Mr. Le Trung Hai
Total funds pay almost the whole industry reached 35,500 billion VND. Private enterprises in the 3300 billion corporation income average: 2.4 million VND / person / month. 30A implementation of resolutions of the Government, Vietnam Textile and Garment Group has helped Son Dong district in 2009 to construct houses for poor medical treatment, job creation, vocational training, and other charitable activities. etc with amounts up to 17 billion. Group is one of the unit initiates a program co-operated with the textile business because of the Vietnam Fatherland cell islands of the sea. Right in 2009, the corporation and the unit members have contributed more than $ 5 billion for the poor in Quang Ngai province, Tra Vinh, Soc Trang.vv Vinatex also support money, gifts for the cell areas affected by natural disasters such as floods in 2009, Phu Yen, Quang Ngai.vv

Reporter: The objective of the Industrial Production and Sales of Textile in Vietnam in 2010?
Mr. Le Trung Hai
In 2010, the whole textile sector strives for value manufacturing industry growth of 12%, revenue increased 10%, export value increased 12%, average income increased 10% profit rate on which reached over 12.9%, total investment is expected over 1,100 billion. Focus on action programs such as improving productivity and efficiency of the apparatus, thrift in all areas. Perform tasks in the program strategy Decision 36/CP. Investment is key to create breakthroughs in productivity, technology and improved value. Continue building a new harmonious labor relations in enterprises. Complete paradigm shift operation of the Group under the Enterprise Law. Focus on training staff, skilled workers, timely encouragement, reward good workers, have detailed experience in order to create a core force in the manufacturing business activity.
Reporter: Thank you his information!


No comments:

Post a Comment