Monday, May 4, 2009





CÂY ĐÀN TRE GONK’LA
SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
Bài và ảnh : Hoàng Dũng Huệ
Người Chơro là một trong ba dân tộc bản địa ở Đồng Nai có chiều dày phát triển văn lâu đời và vô cùng phong phú. Tưởng rằng đã thất truyền, thế nhưng lịch sử truyền thống của dân tộc Chơro từ thời kỳ còn du canh, du cư với nhà sàn, kho chứa lúa, các loại công cụ lao động, cái bếp .... tất cả đều nguyên thủy, hiện đã được Già làng Năm Nổi tái tạo sinh động – là một nơi tham quan quản lý thú cho du khách.
Một Chơro Lý Lịch trong rừng nguyên sinh
Những đốm lửa văn hóa truyền thống dân tộc của người Chơro, Mạ, Stiêng ở thượng nguồn sông Đồng Nai vẫn được đốt sáng lên trong các dịp lễ hội. Chơro Lý Lịch là tên gọi tắt rất thân quen của người Kinh ở Đồng Nai dành cho những người dân tộc anh em mà nếu gọi đầy đủ thì phải là “người Chơro ở ấp Lý Lịch, xã Phủ Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”.
Nằm cách TP.HCM 86km về hướng đông bắc, đây là một vùng đất có rừng nguyên sinh che phủ, là căn cứ địa cách mạng – chiến khu Đ của miền Đông Nam Bộ trong thời kháng chiến. Đi theo quốc lộ đến cây số 44 gặp ngã ba giao lộ Hố Nai 3 huyện Thống Nhất, rẽ trái đi thẳng một đường duy nhất đến địa phận xã Vĩnh An, các bạn sẽ đi qua hai cây cầu lịch sử chứng tích chiến tranh trong kháng chiến : cầu cứng Mã Đà và cầu chiến khu Đ.
Đến lâm trường Mã Đà, qua hết các phân trường suối Rộp, suối Bà Cai, suối Cây Sung, suối Cái Nha, suối Bờ Hào, suối Trâu là đến Phủ Lý, Chơro Lý Lịch. Đường đi tốt, đất đỏ bazan nhiều sườn đồi gốc thuận tiện giao thông. Các giá trị về sinh thái môi trường được thể hiện ở cảnh quan rừng phòng hộ hai bên đường đi bao gồm rừng cây giá ty, rừng bạch đàn, rừng bằng lăng, rừng tạp, cây bụi thấp. Nhưng thu hút và lưu giữ khách du lịch tham quan nhất là đường đi đến nhà của già làng Năm Nổi Chơro Lý Lịch. Do có ý thức bảo vệ rừng nên nhà của già làng nằm sâu trong rừng nguyên sinh, với đầy đủ hệ sinh thái rừng động thực vật, từ gỗ quý; gỗ cẩm, bằng lăng da láng, có khe đá sông suối...đến đủ loại trái cây rừng tự nhiên, có những tên ngộ nghĩnh như : trái trường đỏ, trường vàng, trái gùi, xoài mứt, dâu rừng, trái chay, trái vú bò, trái sấu, dâu, cóc, ổi v.v...
Một bảo tàng sống động.
Người Chơro Lý Lịch vẫn còn ở nhà sàn, coi trọng cái nhà, cái cửa, cái bếp. Các hiện vật còn lưu giữ được các loại nhạc cụ dân tộc gồm khèn môi, khèn lúa, cồng chiêng (6cái).
Nhưng đặc biệt là đàn tre Gonk’la, là một loại nhạc cụ làm bằng ống tre lồ ô, có kích cỡ lớn nhỏ đủ loại. Với 6 sợi dây đèn được tước từ vỏ của đoạn lồ ô, tựa một đầu vào bụng và được gảy với 5 ngón tay điêu luyện cùng một lúc nhưng các nghệ nhân đã tạo ra được các âm thanh, tiết tấu, giai điệu rộn ràng, dồn dập như suối chảy nước reo, chim hót... vui như ngày hội, ngày mùa.
Đàn tre Gonk’la còn là biểu tượng của tình yêu, lòng chung thủy, cái khỏe cái đẹp của các chàng trai cô gái hò hẹn trong ngày lễ cúng vàng lúa (thần lúa). Già làng Năm Nổi cho biết ngày lễ hội hàng năm tổ chức vào một ngày tốt của tháng ba âm lịch, nghi thức gồm có một ché rượu, một con gà trống, một con heo, một mâm bánh dày, một mâm cơm lam (cơm nấu trong ống lồ ô) đêm đến đốt lửa văn hóa lễ hội múa cồng chiêng ở nhà già làng.Vào trong nhà già làng Năm Nổi các bạn sẽ thấy rất nhiều điều mới lạ, kỳ thú đến bất ngờ như các ... huân chương của Đảng và Nhà nước cấp cao trao tặng, đến các bộ cồng chiêng, xương thú, rìu, gùi, chày, cối, ná, gạt, dao côi, các loại khung bẫy thú, các lồng nuôi chim thú quý hiếm.
Độc đáo hơn còn có chiếc cối mu rùa, các loại giày da thú, các loại chăn, khăn, váy, túi, khố, đều được dệt bằng thổ cẩm đẹp màu sắc rực rỡ.
Cảnh quan chungquanh nhà của già làng là một sự tái tạo rất hiện thực về lịch sử truyền thống của dân tộc Chơro thời kỳ còn du canh du cư đốt rừng phá rẫy, săn thú, trồng lúa bắp, chăn thả súc vật... từ nhà sàn, kho chứa lúa, các loại công cụ lao động, cái bếp, cái chuồng heo tất cả đều nguyên thủy không bị lai tạp với người Kinh.
Trong một tour du lịch ngắn ngày về chuyên đề du lịch văn hóa lễ hội của đồng bào dân tộc ít người (Chơro, Mạ, Stiêng) Đồng Nai, sau khi tham quan buôn làng, một anh bạn sinh viên người Pháp hình như chưa thỏa mãn. Anh muốn tận mình chứng kiến và thu giữ các giá trị nghệ thuật trong âm nhạc dân tộc, muốn ghi âm các âm điệu của đàn tre Gonk’la mang về nước làm kỷ niệm. Nhưng thật không may cho anh và cả đoàn du khách, phải chờ đợi vì già làng đi vắng! Vì có một sự thật là ngoài già làng Chơro, không một người trẻ nào yêu thích và biết sử dụng điêu luyện tiếng đàn tre Gonk’la.
Thử đặt vấn đề, nếu như mai này thế hệ các già làng mất đi các giá trị văn hóa nghệ thuật âm nhạc của đàn tre Gonk’la rồi cũng sẽ mất theo? Tại sao chúng ta không sớm có kế hoạch, bảo tồn và phát triển ngay từ bây giờ?
Già làng Năm Nổi, người đứng đầu bộ tộc Chơro huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai cho biết :
“Cây đàn tre Gonk’la đã được người Pháp biết đến như một loại nhạc cụ phục vụ cho tầng lớp giàu có. Người dân tộc nghèo chỉ biết chơi khèn môi, khèn lúa. Lớp trẻ Chơro ngày nay không yêu thích các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình như : không thích nói tiếng dân tộc, thích chơi đàn ghi ta hơn đàn tre Gonk’la, thích mặc quần áo người Kinh hơn y phục văn hóa truyền thống, yêu thích nhạc trẻ hơn tiếng cồng chiêng v.v...Tôi đã nói nhiều lần... Nếu tôi chết đi, toàn bộ kho tàng văn hóa nghệ thuật của đàn tre Gonk’la sẽ mất đi và được chôn theo tôi!”
Ai cứu lấy cây đàn tre Gonk’la của người Chơro Lý lịch?
Box : Bạn muốn “thực mục sở thị” chiếc đàn tre Gonk’la? Xin giới thiệu số điện thoại liên lạc của chính già làng Năm Nổi : 0613.862086
Ảnh 1: già lang Năm Nổi, người đứng đàu bộ tộc Choro.
Ảnh 2: Cây đàn tre GONK’LA
Ảnh : Nhà sàn nguyên thủy của người Choro.

------------------------------------------------------------------------------------------------------
Feedback from TRE will GONK'LA Top?
Article and photo: Hue Hoang Dung
Choro who is one of the three ethnic groups in the Dong Nai pm thick development of long and extremely rich. Thất idea that people have, but the historical tradition of ethnic Choro period from residual cultivation, and live with the floor, storage of rice, all kinds of tools work, the kitchen .... all original, the village was Nổi year renewable lively - as a tour of interesting guests.
A Choro Biographies students in forest
The fire spots the traditional culture of ethnic Choro, MA, Stieng sources in upper Dong Nai River is still burning bright in the festival occasion. Choro Biographies name is very familiar shortcut of Economics in Dong Nai for ethnic brothers that if the full call is "in the Choro Biographies hamlet, Phu Ly, Vinh Cuu district, Dong Nai.
Vietnam Located 86km northeast, is a land with forest cover and is based at Revolution - War of the A domain in the Southeast during the war. Take the national road 44 km to meet the fork junction Ho Nai 3 Thong Nhat district, turn left go straight on a single to reflection Vinh An, you will pass two bridges history of the war in resistance: the hard and demand that has A war zone.
To the forest that has, through all of the streams Rop, Ms. Cai springs, streams fig tree, the house springs, streams Coast Hao, buffalo springs is to Phu Ly, Choro Biographies. Way better, more expensive bazan original hillside convenient transportation. The value of ecological environment is reflected in the protection of forests on both sides to include the cost of forests, forest me out, in forest villages, that forest, tree low dust. But to attract and keep tourists visit is the way to the village Nổi year Choro Biographies. Due to the awareness of protecting the forests of the village is located deep in the forest and, with a full ecosystem of forest vegetation, wood you; cam wood, with skin shrine village, with river stone slot ... to all types of fruit natural forests, have fun names such as the left red, gold fields, left post, Mứt mango, raspberry, fruit vegetarian, cows left breast, left sấu, strawberry, Cuc, ơi etc. ..
A living museum.
Biographies Choro people still in the floor, valued the house, doors, the kitchen. The objects are also stored all kinds of ethnic musical instruments including praise new compliment of rice, the chieng (6cai).
But especially out Gonk'la bamboo, is a musical instrument made of bamboo tubes lồ cells, with large and small sizes, all types. With 6 light chain tước from the shell of the lồ box, input a title and abdomen with 5 of the fingers at the same time training the artists have created the sound, more boats, rộn tone that , put dập streams as water flows ring, chatter ... happy as the day, date of purchase.
Dan Gonk'la bamboo are symbols of love, the common water, the healthy beauty of the girl he left in the Health Holidays also gold rice (the rice). Village Nổi year for festivals held each year on a good day of lunar March, and includes a method of wine, a chicken drum, a pig, a thick cake tray, a tray of rice, as ( rice cooking in the tube lồ) night to enkindle cultural festival of dance in the old chieng lang.Vao village in the year where you will see many new things, the animal gets to the ... Huan chapter of the Party and state senior giving to the public chieng, animal bones, hack, send, run, Yes, Na, gắt, knives available, the frame type animal trap, the cage birds breeding rare animals.
Uniquely, there is more than a cối mu turtles, all kinds of animal skin shoes, all kinds of blankets, towels, skirts, bags and dry, are woven brocade with beautiful vibrant colors.
Chungquanh landscape of the village is a recreation of the very history of traditional ethnic Choro period residual du cultivation area of forest burned out Ray, happy animals, planting rice corn, livestock animals drop ... from the floor, storage of rice, all kinds of tools work, the kitchen, the piggery all original hybrid that is not with glass.
In a short tour of the topics on cultural tourism festival cells of ethnic minorities (Choro, MA, Stieng) Dong Nai, after trading around the village, was a students who seem not France satisfied. He wanted to take his witness and keep the value the arts in ethnic music, like recording the tune of bamboo Gonk'la brought water as memories. But Unfortunately for him and the group visitors, waiting for village Away! Because it is a village outside Choro, not a child is love and the use of the training Gonk'la tiếng đàn bamboo.
Try setting the problem, if this morning the village of losing the value of art and music of bamboo and Gonk'la will also lose by? Why do we not have a plan soon, conservation and development now?
In Nổi village, the leader of ethnic Choro Vinh Cuu district, Dong Nai, said:
"The Forum has been tre Gonk'la French known as a musical instrument for class wealth. Ethnic poor players knew each compliment, praise rice. Choro class children today do not enjoy the cultural values of traditional arts of ethnic groups as: do not like speaking peoples, like playing out one more record out Gonk'la bamboo, like clothing than the Business Health and cultural traditions, enjoy the music of young than chieng etc. .. I have said many times ... If I die, the whole cultural treasure of art bamboo Gonk'la will be lost and buried by me! "
Who removed out of bamboo Gonk'la Choro's history?
Box: You want "the market entry of" out of bamboo Gonk'la? Please introduce contact numbers of the village year Nổi: 0613.862086

No comments:

Post a Comment