Sunday, May 17, 2009









Phát động tháng hành động vì trả em 2009.

NHỮNG NGƯỜI “ĐI CỐC”

Bộ Lao động – thương binh và xã hội vừa chính thức phát động tháng hành động vì trẻ em 2009 với chủ đề “Chung tay góp sức vì trẻ em nghèo “từ 15.5 đến ngày 30.6.2009
“Đi cốc” là từ mà lâu nay giới “cái bang” trong thành phố đặt tên cho những người ... ăn xin.Họ “hành nghề” có tổ chức , có phường, có hội, có “chi phái” hẳn hoi và được gọi là “cốc nội”. Để phân biệt với “cốc ngoại” là những người Campuchia nghèo khó sang đất nước ta kiếm ăn. Hiện nay, cốc ngoại đã trở thành một vấn nạn cho TP.HCM vì tình trạng phóng uế bừa bãi ở những nơi công cộng, gây ô nhiễm môi trường, vệ sinh đường phố. Những cảnh tắm giặt, nấu ăn, phơi quần áo ngay trên lề đường, ngủ ban ngày ở trạm chờ xe buýt v.v... đã làm xấu đi hình ảnh đẹp của thành phố văn minh sạch đẹp và du lịch của TP.HCM.
Từ “cốc nội” ...
Theo báo cáo 3 tháng đầu năm của Trung tâm Bảo trợ Xã hội (Sở LĐTB&XH) năm 2009, TP.HCM hiện có trên 12.351 trẻ em lang thang kiếm sống, bị người lớn lạm dụng sức lao động, trong đó có hơn 40% là trẻ mới nhập cư vào thành phố có độ tuổi từ 6 – 8 tuổi. Con số này không giảm mà thường tăng theo biến động của thời tiết, thiên tai, lũ lụt và cả một nỗi nhức nhối của người dân thành phố.
Có khoảng 50% trẻ em bỏ nhà đi do hoàn cảnh gia đình đổ vỡ, ly tán, cha mẹ ly dị, mồ côi ... Nhiều em không tìm ra việc làm phải đi ăn cắp, dắt mối, cò mồi, buôn bán ma túy hoặc”đi cốc” với nhiều kiểu khác nhau, thu nhập bình quân một ngày từ 10-50.000đ. Thậm chí có những em gái phải bán mình để kiếm sống. Em T.N.D. 14 tuổi, quê ở Bến Tre bỏ nhà lên thành phố từ năm 2002 lăn lộn đủ thứ nghề, cuối cùng đi bán ma túy và bị bắt lên Trường Giáo dưỡng số 4. Cũng có một nguyên nhân khác là do kinh tế khó khăn, hoặc lười lao động, một số cha mẹ đã cho các tay trùm thuê con mình làm phương tiện “đi cốc”.
Giới “cốc nội” kiếm ăn đều theo một “luật đường phố” và có địa bàn riêng , không một ai “đi cốc” mà không biết. Nếu xâm phạm lãnh địa sẽ dẫn đến sự ẩu đả, đâm chém gây thương tích có khi chết người.
Về đêm, lãnh địa của các đạica “cốc nội” trên địa bàn khu vực trung tâm TP như Q.1, Q.3 là mái hiên của các nhà mặt tiền đường. Nếu một “cốc” lạ nào đó lỡ đường vẫn không thể ngủ qua đêm nếu chưa đóng thuế” thân” (tiền ngủ 2.000 đồng/ đêm). Đồng thời phải tuân theo yêu cầu là dậy sớm hơn chủ nhà, vệ sinh sạch sẽ tránh phát hiện. Khu vực ga Sài Gòn là một thí dụ về luật đường phố của giới cốc nội.
Khu vực bến Bạch Đằng, Q.1, là nhóm cái bang pê đê do tên Hạnh quản lý, thường giăng bẫy trấn lột với khách háo ngọt tìm hoa thích “của lạ”.
Khu phố Thảo cầm viên, thuộc nhóm cái bang “Cường Bụng”, một tay giang hồ bảo kê các hàng quán cà phê, thu thuế giang hồ, cho vay nóng thường bảo kê gái bán hoa đứng dọc các trạm chờ xe buýt trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, đường Huyền Trân Công Chúa, Bà Huyện Thanh Quan, Q.3, TP.HCM.
... đến “cốc ngoại”
Theo ghi nhận của người viết, tính đến thời điểm tháng 4/2009 có đến 800 người Campuchia đang lang thang “đi cốc” ở các thành phố lớn như TP.HCM, Thủ Dầu Một, Bình Dương, Biên Hòa, Đồng Nai, Bến Lức, Long An v.v... Do bị “cốc nội” cạnh tranh nên phần lớn cốc ngoại phải trôi dạt về các địa bàn xa thành phố.
Để tồn tại.”cốc ngoại” đã chọn các công viên, trạm chờ xe buýt, trường học, các tiểu đảo giao thông làm chỗ dừng chân nghỉ dưỡng, ăn uống tắm giặt. Một số khác thì chọn các bệnh viện như Bệnh viện Ung bướu, Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhiệt đới ..., An Bình, Nguyễn Trãi, Gia Định v.v...
Nhiều “cốc ngoại” đã chọn nhà tang lễ, đình, chùa, miếu, nhà thờ làm nơi hành nghề thường xuyên. Do ngôn ngữ bất đồng, họ chỉ biết sử dụng động tác chào kính là “chắp tay lạy” để xin tiền. Một số người Việt không hiểu nên đã từ chối cho tiền vì họ sợ bị “lạy sống”!.
Do quê hương của họ là những vùng nông thôn, vùng núi, những tỉnh giáp ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia, còn nghèo nàn, lạc hậu, không đường, không điện, thiếu nước ... đã thúc đẩy họ sang Việt Nam tha hương cầu thực. Một số “cốc ngoại” đã chọn các ngôi mộ có mái che bằng bê tông trong các khu nghĩa trang Bình Hưng Hòa, Triều Châu, Phước Kiến ... làm chỗ ở lâu dài. Tình trạng chiếm dụng đất công cộng trên đường phố của “cốc ngoại” đã gây nhiều phiền hà cho những người dân sống chung quanh như sáng dậy lại thấy trước nhà là phân và rác. Như một gia đình người Campuchia đã chiếm dụng hành lang cầu cảng chợ Biên Hòa làm nhà ở.
Có thể thấy có sự khác biệt giữa “cốc ngoại” và cốc nội.”Cốc ngoại” vì thiếu đói mà phải tha hương, cầu thực, ít dùng thủ đoạn, lừa bịp, xin đểu.
Vấn đề “cốc ngoại”
Người viết đã theo chân một gia đình cốc ngoại từ TP.HCM lên Biên Hòa, Đồng Nai. Họ chọn cầu cảng chợ Biên Hòa làm nơi “cát cứ”. Nhờ một người bạn vốn đã từng công tác ở Campuchia làm phiên dịch hỏi thăm quê quán, tên tuổi, người đàn ông không trả lời, im lặng bỏ đi nhưng người phụ nữ thì chịu trả lời.
- Mình là Xeng Agroc 38 tuổi, người tỉnh Xamat, sang Việt Nam được hai năm. Có hai con nhỏ, chồng ở nhà đi buôn lậu biên giới.
- Chị có dự định về lại Campuchia không?
Chị buồn bã, chậm chạp trả lời :
- Không về.
- Tại sao vậy?
- Ở đây kiếm ăn được vì người Việt theo đạo Phật nhiều, hay cho tiền, không sợ đói.
Hiện nay “cốc ngoại” đang trở thành một gánh nặng về xã hội, y tế, chính trị và cả ngoại giao cho thành phố. Nhưng trường hợp một phụ nữ Campuchia có khối u khổng lồ ở vú đã được Bệnh viện Ung bướu TP.HCM phẫu thuật miễn phí trên tinh thần hữu nghị, giúp đỡ nhân dân nước bạn. Tuy nhiên, để đưa trả họ về lại quê hương là cả một quy trình phức tạp : thu gom, phân loại, xác định nhân thân, bảo trợ, liên hệ với IOM (Tổ chức Di dân quốc tế), quan hệ ngoại giao với nước bạn ...
Việc ồ ạt những người già, phụ nữ, trẻ em dễ dàng nhập cư lậu vào Việt Nam mà không qua sự kiểm soát của Công an cửa khẩu. Phải chăng đây là một gánh nặng về mặt xã hội, chính trị mang tính chất diễn biến hòa bình?
NHẬN DIỆN CÁC LOẠI “CỐC”
- “ CỐC CA” : Hình thức người lớn được trẻ em dẫn dắt, tay cầm đàn, hát để kiếm ăn (cặp 2 người).
- “CỐC LẾT” : Trẻ em lớn đem theo một em nhỏ có khi chưa đầy hai năm tuổi để nằm trên các ngã tư đường phố đông người qua lại nhằm khơi gợi từ tâm của khách qua đường.
- “CỐC ĐEO” : Trẻ em lớn gùi một em nhỏ trên lưng hoặc ẵm, bồng trên tay có sự chỉ đạo của người lớn từ xa (có điểm hẹn đưa đi, đón về), em bé thường bị cho uống thuốc ngủ.
- “CỐC ĐẾM”: Là những người làm cha mẹ có con cho “đi cốc” thường tụ tập bên hông nhà thờ Đức Bà, các trạm chờ xe buýt đánh bài và chờ “đếm tiền”.
- “CỐC THUÊ” : Là dân nhập cư vào Thành phố,chỉ có một mình và thuê trẻ con để làm phương tiện kiếm sống với giá 30.000đ/ngày.
- “CỐC KHÓC” : Là trẻ em, thường thấy ôm xấp vé số bán chưa hết, khóc lóc thảm thương bên vệ đường mỗi khi gần đến giờ xổ số, nhưng thường chỉ là vé đã xổ rồi.
- “CỐC NGỒI” : Những người già neo đơn không có sức khỏe để di chuyển nhiều nên thường ngồi một chỗ ở các cổng chùa, nhà thờ, các chợ ...
- “ CỐC GHẺ” : Thường là người lớn, tự tạo ra những vết thương giả đầy máu mủ ở chân, không băng bó để gây ấn tượng, địa bàn hoạt động ở giữa lòng chợ, cầu thang chung cư ...
- “CỐC DO” : Người lớn ăn mặc rách rưới, không tắm, nhằm tạo mùi để gây ấn tượng, đi kèm tấm bảng ép nhựa cứng trước ngực “người tâm thân”, “câm điếc”.
- “ CỐC NHÍ”: Là nhóm trẻ từ 6 – 8 tuổi “đi cốc” theo sự chỉ đạo của người lớn, tay cầm ca nhựa, ly thau, nón để phân biệt “thứ bậc”. Đặc điểm của cốc nhí là thường hoạt động theo mùa (những ngày lễ, tết) trong năm.
- “CỐC ĐẠO” : Là hình thức người lớn bị khuyết tật nằm trên xe đẩy do trẻ em dẫn dắt, trên xe có trang bị ampli và loa phát thanh kinh Phật nhằm khơi dậy lòng từ bi của mọi người, địa điểm thường trước các cổng chùa.
Ông Võ Thanh Quang – Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã họi TP.HCM – cho biết : Trung tâm Bảo trợ Xã hội có nhiệm vụ tiếp nhận chăm sóc ban đầu cho những đối tượng không nơi nương tựa, sống lang thang, ngủ vỉa hè, ăn xin trên các địa bàn TP do các quận (huyện) chuyển đến trong thời gian 15 ngày. 9 tháng đầu năm 2008, Trung tâm đã tiếp nhận 1776 lượt người. Trong đó chuyển và cho về gia đình 884 người. Chỉ riêng tuần thứ 2 của tháng 7/2008 Trung tâm đã tiếp nhận 50 người Campuchia lang thang xin ăn, nhập cư lậu. Trong đó có 18 năm và 32 nữ. Hiện đang làm thủ tục liên hệ với IOM (Tổ chức Di dân Quốc tế) để thống nhất chuyển giao vào cuối năm.Mỗi năm chuyển trả 1000 lượt người. Ít nhất cũng từ 700 – 800 lượt người / năm, cao điểm năm 2003, 1.500 lượt.
Box : Đáng chú ý, cả nước đã ghi nhận gần 10.000 trẻ em nhiễm HIV/AIDS và khoảng 22.000 trẻ mồ côi do bố, mẹ chết bởi HIV/AIDS. Hiện trên 3 triệu trẻ em đang sống trong các hộ nghèo, trong đó vùng ĐBSCL có trên 500.000 trẻ, vùng Đông Nam Bộ gần 150.000 trẻ, vùng Tây Nguyên trên 300.000 trẻ.... (Nguồn Bộ Lao động Thương binh xã hội – Báo Công an ngày 7.5.2009)
Chú thích ảnh :
1. Một em bé bị khối u trên mặt – gánh nặng cho ngành Y tế.
2. hóm trẻ em “cốc ngoại” lang thang kiếm sống.
3. hóm cốc ngoại đang phân chia lãnh địa.
4. Chân dung ông Võ Thanh Quang - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã họi TP.HCM
--------------------------------------------------------------------------------------------

Launched in action because they paid in 2009.

ITS "GETTING COC"

Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs has just launched officially in action for children in 2009 with the theme "We hand concentrate because poor children from 15.5 to 30.6.2009
"Take the cup" which is the long time "the state" in the city named for the ... Food xin.Ho "practice" organized, with wards, the opportunity, with "read to" and it really is called "the cup". To distinguish "foreign coke" Cambodia is the poor of our country to earn a living. Currently, foreign glass has become a problem for Vietnam for release status uế disorderly in public places, causing environmental pollution, sanitation street. In the bathroom washing, cooking, dry clothes on the roadside, sleeping in the day waiting for the bus station, etc. .. made worse by beautiful image of civilized cities clean and tourism Vietnam.
From "the cup" ...
According to the report 3 months of the Center Social Protection (Department of Economic & LDTB) 2009, Vietnam now has over 12,351 street children living, the abuse of adults in work, in which over 40% children are new immigrants to the city aged between 6 - 8 years old. This number does not decrease but increased by regular changes of weather, natural disasters, floods and a pungent people's city.
Approximately 50% of children leave home due to family circumstances break flow, dispersal, parental divorce, Orphaned ... Many children do not find a job to go steal, broker, decoy, drug trafficking or "go cup" with many different types, average income per day from 10-50.000d. Even the girls to sell themselves to earn a living. She T.N.D. 14 years old, Ben Tre in his home to leave the city since 2002 confused everything job, go sell the drugs and arrested on School Street in the 4th There is also a cause is due to economic difficulties, or lười work, some parents have to hand rent trùm child as a means "to go cup."
About "the cup" for food is a "street law" and local individual, who is not a "go cup" that does not know. If the infringement fee will lead to the scrimmage, chem puncture injury sometimes death.
Last night, the location of daica "the cup" in the province center city as Q.1, Q.3 the eaves of the front line. If a "cup" is somehow miss road still can not sleep through the night if not tax "the body" (money ngủ 2000 VND / night). At the same time are subject to the requirements is earlier owner, clean toilets to avoid detection. Area gas Saigon is an example of law of the street of the cup.
Area Ben Bach Dang St., District 1, the group is raised by state pe name Hanh management, often trap trấn John lột with hao find fresh flowers like "by strangers."
Quarter botanical garden, under the state group "Cuong stomach," a hand to read a statement to the cafes, giang income tax, the lender often a hot girl selling flowers stand along the bus station waiting for the road Nguyen Thi Minh Khai, District 1, hypotenuse Tran Cong Chua, Ba Huyen Thanh Quan, District 3, HCMC.
... to "foreign cup"
According to records of the writing, to the time in 4 / 2009 there are 800 people in Cambodia wandering "go cup" in cities such as Vietnam, Thu Dau Mot, Binh Duong, Bien Hoa, Dong Nai, Ben Luc, Long An, etc. .. Due to "the cup" competition should be most foreign to the cup of heaven and earth remote area cities.
To exist. "Ngoại cup" has selected the park, waiting for the bus station, school, the primary traffic island make rest stop maintenance, food washing tub. Some are choosing other hospitals such as Hospital Diet bướu, Faculty Hospital infection Tropical ..., An Binh, Nguyen Trai, family etc. ..
Many "foreign coke" selected funeral home, house, pagodas, temples, churches do the practice regularly. Do language disagreements, they only know to use the glass and offer a "hands chắp get" for money. Some who do not understand should refuse to have money because they fear being "taken live"!.
Because their home is rural, mountainous, but adjacent natural border between Vietnam and Cambodia, the poor, backward, no roads, no electricity, lack of water ... prompted them to Vietnam to the exile. Some "foreign coke" was selected one of a coffee shop with concrete in the cemeteries, Binh Hung Hoa, Trieu Chau, Phuoc Kien ... as long-term accommodation. Status of occupied land on the public streets of the "cup ngoại" has caused more troublesome for the people living around the light up to see the before and was a waste. As a family who had occupied Cambodia to the port corridor Bien Hoa market as housing.
Can see the difference between "foreign glass and the glass." Coc foreign "due to lack hunger but exile, the true, little tricks to use, fast talking, would have.
Problems "Foreign cup"
Written by foot was a glass of families from Vietnam to foreign Bien Hoa, Dong Nai. They choose to port Bien Hoa market place as "any sand." Ask a friend already working in each of Cambodia as a translator to ask native land, names, man does not answer, leave silent but women bear the answer.
- I Agroc shovel is 38 years old, who Xamat province, to Vietnam two years. Have two children, her husband at home to border smuggling.
- Only on the back not Cambodia?
Her sad, slow answer:
- Not on.
- Why so?
- Here is search for food by the Vietnamese Buddhist lot, or for money, not fear hunger.
Currently "cup foreign" is becoming a burden on society, health, political and diplomatic to the city. But the case of a woman Cambodia with giant tumor in the breast Hospital HCMC Ung bướu surgery for free in the spirit of friendship, help your country people. However, to pay them back home is a complex process: collection, sorting, identifying the body, support, contact the IOM (the International Migration), diplomatic relations with you ...
Massively to the elderly, women, children easily illegal immigrants to Vietnam without the control of export projects. Is this a burden on the social, political and the place of peace?
Identify work "COC"
- "CA COC": Forms of adult children to lead, hand out, singing to earn a living (2 pairs).
- "LET COC": Children take a great children when less than two years old on to the intersection of street people to back off of calls from interested passer.
- "COC wear": Children sent a large child or small back ẵm, mylar hands on the steering of large distance (in points sent, received on), often the baby to sleep medication.
- "ĐÊM COC": who do parents have children to "go cup" usually from the hip, Reunification Palace, the station waiting for bus and beat for "counting money".
- "COC RENT": As immigrants to the city, only one of their children and hire vehicles to make a living with 30.000d/ngay.
- "COC Khoc": As a child, often seen embracing xấp not sell lottery tickets away, crying carpet traders on each side near the lottery now, but usually just about has xổ then.
- "Sitting COC": The elderly do not have the neo health to move more often to sit in a place of pagodas, churches, markets ...
- "COC CHAIR": Usually a large, self-creating fake wounds full blood chân want, not to blaspheme impressed, local activities between May, stairs apartment ...
- "DO COC": Adults tattered dress, no bathroom, to create goaty impressed, accompanied by the heart before the pressure hard plastic chest "the mental", "deaf and dumb."
- "NHI COC": A group of children from 6 - 8 years old "go cup" as the guidance of adults, the plastic handle, brass cups, hats to distinguish "second level". Characteristics of glass nhí is often seasonal activities (public holidays, New Year) in the year.
- "COC DAO": a form of adult disability in the trolley by children's lead, the car equipped with speakers and ampli devout Buddhist and off up to humanity by people, place often before the pagoda.
Mr. Vo Quang Thanh - Deputy Director of the Center Social Protection Vietnam - said Center Social Protection is responsible for receiving initial care for the object is not helpless, wandering life, sleep sidewalks, prog on areas of the city (district) moved to within 15 days time. 9 months beginning in 2008, the center received the 1776 hit. In the transition and for families of 884 people. Only 2 weeks of the month 7 / 2008 Center received 50 Cambodia mump errant, illegal immigration. Including 18 women and 32 years. There are procedures to contact IOM (The International Migration) to unify the transfer to move last year's nam.Moi 1000 turns of people. Well at least from 700 to 800 turns of the year, high points in 2003, 1500 turns.
Box: Notably, the country has recorded nearly 10,000 children with HIV / AIDS and about 22,000 orphans due to the mother dies by HIV / AIDS. At more than 3 million children living in poverty, in the Mekong Delta region which has over 500,000 children, the Southeast region nearly 150,000 children, the Central Highlands on 300,000 children .... (Source Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs - Police report on 7.5.2009)
Photo Caption:
1. A baby is on the block - the burden of the health sector.
2. the children "cup ngoại" errant living.
3. the cup is divided foreign possessions.
4. Portrait of Mr. Vo Quang Thanh - Deputy Director of the Center Social Protection Vietnam

No comments:

Post a Comment